Học tập đạo đức HCM

Để trí thức 'xắn tay áo' làm nông

Thứ bảy - 25/08/2012 21:01
Mũi nhọn kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, theo các chuyên gia kinh tế, chính là nông nghiệp chất lượng cao. Tuy nhiên, làm nông vẫn bị "dán nhãn" thấp kém so với những nghề khác. Đã đến lúc "chất xám" cần nhận ra rằng, "chảy" vào nông nghiệp là lựa chọn đúng đắn.

Nông nghiệp đi trước về sau

Nền kinh tế nước nhà đã bỏ một khoảng thời gian dài loay hoay đổi đất nông nghiệp lấy nhà máy. Theo ông Phan Thế Ruệ (nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương) thì chỉ cần dùng nguyên tắc so sánh, loại trừ sẽ nhìn thấy rõ ràng vai trò của nông nghiệp đối với Việt Nam. Với một lợi thế sẵn có thì nông nghiệp chính là "đòn bẩy", từ đó mới nhắm đến mục tiêu lâu dài là công nghiệp và dịch vụ. Trước những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, Liên hiệp quốc đã cảnh báo cơn khát lương thực trong hai mươi năm tới.

Đón đầu cơn khủng hoảng được dự đoán trước này, Việt Nam không chỉ bảm đảm được sự phát triển bền vững mà còn nâng nền kinh tế nông nghiệp lên một tầm cao mới.

Những đóng góp của nông nghiệp vào GDP qua các năm chỉ xoay quanh con số 1/5 theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WBk) đã nói lên sự "thiệt thòi" mà nông nghiệp đang đối mặt. Câu chuyện thu hút dư luận gần đây, nhất là giá dừa rớt thảm hại tại Bến Tre (có lúc dưới 1.000 đồng/trái), do người dân không tìm được đầu tiêu thụ dù nhu cầu của thị trường vẫn không giảm.

Những chính sách khuyến nông đã được nhắc đến, như miễn giảm thuế đất nông nghiệp (Thông tư mới nhất 120/2011/TT-BTC), Quyết định 315/QĐ-TTg (2011) về thí điểm bảo hiểm nông nghiệp, các ưu tiên tín dụng cho lĩnh vực nông thôn... Đồng thời nhiều giải pháp của các chuyên gia đã được đề ra như phát triển nông nghiệp theo quy mô lớn, xây dựng chất lượng thương hiệu, chợ đầu mối cũng như từng bước ứng dụng khoa học kĩ thuật vào nông nghiệp.

Làm sao để thu hút tri thức về với nông nghiệp nông thôn là bài toán khó (ảnh baobaclieu)

Tuy nhiên, để "mở" được tất cả những "ổ khóa" này một cách thành công thì yếu tố con người mới chính là chìa khóa vạn năng. Sự lạnh nhạt của chất xám đối với nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua là nhân tố kìm hãm sự đột phá của nông nghiệp mặt dù những yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết khác dường như đã có đủ.

Không còn chân lấm tay bùn

Nghị quyết số 26-NQ/TW năm 2008 về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đề ra những nhiệm vụ và chiến lược đúng đắn về ngành kinh tế mũi nhọn này. Tuy giấy tờ đã ban hành, nhưng những hành động và chính sách tính đến thời gian gần đây chưa phát huy tác dụng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Vấn đề nằm ở chỗ chính sách ưu tiên được đưa ra không phải để cho dân biết mà để cho dân hiểu. Và phải có hiểu thì thành phần tri thức mới "chảy" về nông thông, chảy vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp được.

Sự kết hợp giữ tri thức và nông nghiệp đã được nhắc đến rất nhiều nhằm nâng cao chất lượng sản xuất. Nhìn lại, thì hàm lượng chất xám chỉ tập trung ở khâu tăng năng suất cây trồng, trong khi để nông sản cất cánh thì tri thức phải hiện diện từ khâu chọn giống, gieo trồng, giải quyết đầu ra rồi mới nâng lên tầm thương hiệu. Ngoài quá trình sản xuất, dường như những giai đoạn khác vẫn chưa có sự "nhúng tay" của lực lượng tiến bộ này. Bằng chứng là những thương hiệu nổi tiếng về nông sản của Việt Nam như: cà phê Trung Nguyên, hoa Đà Lạt Hasfarm, trái cây sấy Vinamit... đã thành công vì đầu tư tri thức đầy đủ cho cả một quá trình mang tên "lột xác" nông sản Việt.

Sự kết hợp này dường như đang bị khựng lại bởi nguyên nhân cơ bản là chưa ý thức được tầm quan trọng của nông nghiệp, từ đó duy trì tư tưởng chỉ có "chân lấm tay bùn" mới làm nông dân. Không cần bàn đến những lợi ích mà trí thức có thể mang lại, chỉ nhìn những nguyên nhân nông nghiệp đang đối mặt có thể thấy ngay sự cần thiết của tri thức.

Liệu các sinh viên này sau khi tốt nghiệp có trở về nông thôn đế "chân lấm tay bùn"? (ảnh minh họa - TP)

Thứ nhất là nông nghiệp rất dễ rơi vào bẫy lợi ích trước mắt kéo theo sự mất uy tín của cả thị trường. Thứ hai, sự hiện diện của "hàng đội lốt" Việt càng ngày càng phức tạp. Thứ ba là một số thương lái Trung Quốc đã bóp méo thị trường, khiến nông dân phụ thuộc như câu chuyện xứ dừa Bến Tre đang gặp phải.

Cặp đôi hoàn hảo

Khái niệm tri thức "xắn tay áo" làm nông đã được nhắc đến qua những thương hiệu, cùng những câu chuyện Gương sáng thanh niên. Nhờ tư duy và kiến thức được học, những "nông dân trí thức" đã sử dụng được nguồn vốn hiệu quả, giải quyết những vấn đề của cả một quá trình sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Gần đây nhất, câu chuyện về gia vị đắt thứ hai thế giới - Vanila được trồng tại Việt Nam đem lại nhiều suy nghĩ. Vị kĩ sư Pháp Frédéric Lacroix đã phát hiện ra khả năng phù hợp với cây Vanila của Việt Nam và kiên trì thực hiện trong 15 năm. Một người ngoại quốc đã cống hiến tri thức cho nền nông nghiệp nước nhà như một hồi chuông kêu gọi tri thức hãy đầu tư vào mảnh đất màu mỡ đang bị bỏ quên này.

Những mô hình kinh tế cộng đồng gần đây của Tổ chức phi chính phủ SIFE Việt Nam đã mang màu sắc chủ đạo là nông nghiệp. Với những dự án như giải quyết đầu ra cho nông dân, cập nhật tiến bộ khoa học kĩ thuật cho người dân... Đặc biệt là những dự án nông nghiệp sáng tạo như nuôi ruồi giấm, trồng rau mầm, xử lý rác thải nông nghiệp... đã kết nối được sinh viên năng động với người nông dân.

Tỷ trọng chi tiêu cho nông nghiệp và phát triển nông thông đã chiếm khoảng 39,8% (năm 2011) trong ngân sách của Nhà nước. Dự đoán 370.000 tỷ đồng sẽ được chi cho nông nghiệp năm nay. Những con số khổng lồ này dường như là một nghịch lý đối với đời sống bấp bênh nông dân đang gặp phải. Bởi lẽ. đầu tư cho nông nghiệp phải từ tận gốc rễ, từ tri thức cho người nghiên cứu cho đến cải thiện môi trường trồng trọt ở nông thôn.

Khai thông dòng chảy của tri thức vào nông nghiệp là ưu tiên cần làm và cần làm ngay. Tương lai của 70% dân số thuộc khu vực nông thông phụ thuộc vào cặp đôi hoàn hảo "tri thức" - "nông nghiệp". Ước mơ làm giàu từ đồng ruộng sẽ không còn xa đối với những người dân "một nắng hai sương".

THIỆN THUẬN - VÂN ANH
Nguồn:vef.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập243
  • Hôm nay42,336
  • Tháng hiện tại817,614
  • Tổng lượt truy cập91,991,343
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây