Ông Hồ Xuân Hùng thị sát việc làm đường giao thông nông thôn tại xã Kim Bình (huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang |
Thực hiện Chương trình xây dựng NTM, tỉnh Tuyên Quang đã chọn 7 xã điểm. Qua kiểm tra thực tế tại các xã điểm, người dân đã nhận thức được sự cần thiết và xác định được trách nhiệm của mình và của cộng đồng dân cư trong xây dựng NTM. Các xã đã lựa chọn các thôn điểm để thực hiện ngay một số công việc như chỉnh trang nhà ở và công trình phụ của các hộ dân, đường làng ngõ xóm, xây dựng quy ước, hương ước của thôn xóm về xây dựng NTM, phát động phong trào thi đua trong nhân dân.
Nguyên Thứ trưởng Hồ Xuân Hùng đã trực tiếp làm việc với lãnh đạo địa phương và tiến hành thăm các hạ tầng cơ sở của chương trình đang được thực hiện tại 2 xã điểm là Kim Bình (huyện Hàm Yên) và xã Tân Trào (huyện Sơn Dương). Qua thảo luận, nội dung được ông Hồ Xuân Hùng đặc biệt quan tâm là các địa phương đã phát huy vai trò của các đoàn thể quần chúng như thế nào trong xây dựng NTM. Để các tổ chức đoàn thể quần chúng góp sức hiệu quả, ông Hùng gợi ý, Đảng ủy, chính quyền địa phương cần giao và đánh giá công việc cụ thể với các đoàn thể, tránh việc phát động hưởng ứng chung chung rồi dừng lại. Xây dựng NTM là do dân làm, các tổ chức đoàn thể cùng làm với dân, chính quyền Nhà nước hỗ trợ và hướng dẫn dân thực hiện.
Xã Kim Bình (huyện Hàm Yên) là nơi đã diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2 (năm 1951); xã Tân Trào (huyện Sơn Dương) gắn liền với Khu di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng Tân Trào. Nguyên Thứ trưởng Hồ Xuân Hùng cho rằng, việc 2 xã được chọn làm điểm là niềm tự hào nhưng cũng là trọng trách lớn lao khi tỉnh, huyện đã trao niềm tin để 2 địa phương trên về đích trước trong công cuộc xây dựng NTM. Nếu 2 vùng quê cách mạng thực hiện đạt hiệu quả thì sẽ tạo ra sức lan tỏa rộng rãi không chỉ với địa phương mà còn với bạn bè khắp nơi hành hương du lịch về nguồn.
Làm việc với BCĐ Chương trình xây dựng NTM 2 tỉnh Tuyên Quang và Phú Thọ, ông Hồ Xuân Hùng đánh giá cao việc triển khai chương trình mang tính sáng tạo và đạt hiệu quả cao của tỉnh Tuyên Quang như việc ban hành các cơ chế chính sách đặc biệt liên quan đến xây dựng NTM; hiệu quả từ công tác tuyên truyền; việc giao trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức đoàn thể quần chúng thực hiện chương trình…
Liên quan đến việc phân kỳ thực hiện chương trình, nguyên Thứ trưởng Hồ Xuân Hùng nhấn mạnh, có nhiều việc không cần nguồn vốn mà cần trách nhiệm cao của nhân dân và cán bộ. Những việc dễ thì nên ưu tiên làm trước, những việc khó để lại làm sau. Ông Hùng cũng lưu ý, không được xem nhẹ những tiêu chí liên quan đến đến lĩnh vực văn hóa xã hội, y tế, giáo dục, cần tôn trọng đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân… vì đó là những mục tiêu mang tính chiến lược, đảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững.
Về việc thực hiện một số tiêu chí NTM, ông Hùng đã lưu ý BCĐ của 2 địa phương cần tập trung chỉ đạo việc triển khai đồng bộ giữa điểm và diện. Nếu chỉ quan tâm đến điểm mà không chăm lo việc thực hiện trên diện rộng thì chương trình sẽ không đạt yêu cầu. Đối với việc quy hoạch, ông Hùng nhắc nhở, các địa phương phải chủ động tham gia đóng góp quy hoạch, tuyệt đối không được ỷ nại cho đơn vị tư vấn. Đặc biệt phải xác định được quy hoạch dựa trên mục tiêu chỉnh trang lại bức tranh nông thôn chứ không có nghĩa là xóa nông thôn cũ để xây dựng NTM. |
Theo nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;