Học tập đạo đức HCM

Đừng để nông thôn mất bản sắc

Thứ ba - 22/09/2015 22:14
Bây giờ, khi nói về nông thôn, chúng ta thường hay nói tới việc “Xây dựng nông thôn mới” với 5 nhóm cụ thể bao gồm 19 tiêu chí về quy hoạch; hạ tầng kinh tế - xã hội; kinh tế và tổ chức sản xuất; văn hóa - xã hội, môi trường; hệ thống chính trị xã hội.

Xây dựng nông thôn mới là chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm đưa nông nghiệp, nông thôn phát triển phù hợp với sự nghiệp CNH, HĐH. Đây cũng là tiền đề để cải thiện và nâng cao đời sống của nông dân trong thời kỳ phát triển mới của đất nước một cách bền vững.

Trong quá trình triển khai thực hiện, bằng nỗ lực của mình, một số địa phương đã sớm hoàn thành các tiêu chí để có nhiều xã, thôn trở thành “nông thôn mới”. Đây là điều rất mừng. Bởi vì, dù đã có nhiều đổi thay trong sau gần 30 năm đổi mới, từ một nước thiếu lương thực, giờ đây chúng ta đứng vào hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo và một số mặt hàng nông sản, nhưng nền nông nghiệp của nước ta vẫn chậm phát triển so với Thái Lan và nhiều nước trong khu vực. Đời sống người nông dân vẫn còn rất vất vả. Hiện tượng ly nông, ly hương đã và đang có xu hướng ngày một tăng. Điều kiện sống của nông dân nhiều nơi còn rất thiếu thốn. Môi trường sống bị ô nhiễm vì rác thải, chất thải, chất độc trong quá trình sản xuất. Hầu hết nông thôn chưa tiếp cận được với nguồn nước sạch dùng trong sinh hoạt. Các làng nghề đẩy mạnh sản xuất nhưng lại không quan tâm đến xử lý chất thải, nước thải. Việc thu gom, phân loại, tiêu hủy, chôn lấp rác thải chưa trở thành bắt buộc trong điều hành của chính quyền các cấp ở nông thôn và trong ý thức của người nông dân.

Ngay cả các làng, xã được gọi là hoàn thành tiêu chí nông thôn mới với hệ thống đường làng khang trang, cánh đồng mẫu lớn, có trụ sở ủy ban, nhà văn hóa to đẹp, hoành tráng… nhưng không khó để bắt gặp những bãi rác thải của dân, những ao nước tù đọng, đen ngòm. Nhiều nơi có dòng sông chảy qua cũng bị ô nhiễm bởi nước thải không qua xử lý từ các cơ sở sản xuất đổ ra. Tất cả những điều đó dẫn đến làm suy giảm, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường sống. Việc xây dựng nhà ở nông thôn cũng còn rất nhiều bất cập. Hầu như vai trò của kiến trúc sư không tồn tại ở các vùng quê, mà lại là các hiệp thợ.

Phải nói rằng, khoảng hai mươi năm trở lại đây, nhà ở nông dân đặc biệt là vùng đồng bằng, trung du được cải thiện rất nhiều. Có những nơi nhà xây dày đặc hai bên đường làng với đủ loại kiến trúc khác nhau, được người nông dân sao chép ở chỗ này chỗ kia trên phố huyện. Những khuôn viên truyền thống với nhà ở - vườn cây - ao cá dần biến mất, thay vào đó là nhà ở kiểu chia lô thường thấy nơi đô thị. Màu xanh của vườn tược, cây cối, mặt nước đang dần giảm đi. Đấy là điều rất đáng lo ngại. Với tốc độ đô thị hóa nhanh, nếu không có những biện pháp cụ thể và hiệu quả thì nông thôn sẽ dần bị đô thị hóa, không còn giữ được bản sắc riêng vốn đã tồn tại và phát triển qua biết bao thế hệ.

Xây dựng nông thôn mới là để nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững, nhưng cũng cần quan tâm đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa nông thôn, mà trong đó mô hình ở sinh thái với “ngôi nhà - vườn, ao - chuồng trại” rất cần được nghiên cứu, cải tiến cho phù hợp với điều kiện phát triển mới.

Theo KTS Phạm Thanh Tùng/baoxaydung.com.vn

 Tags: xã hội

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập488
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại870,052
  • Tổng lượt truy cập92,043,781
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây