Học tập đạo đức HCM

Ghi nhận từ phong trào xây dựng nông thôn mới ở huyện Vĩnh Lộc

Thứ năm - 24/01/2013 08:42
Điểm nổi bật trong quá trình XDNTM ở Vĩnh Lộc, đó là huyện xác định mục tiêu XDNTM dựa trên nền sản xuất phát triển nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân; không chạy theo việc xây dựng các tiêu chí một cách nóng vội.

 
Đình làng và Nhà văn hóa thôn Thổ Phụ, xã Vĩnh Tiến (Vĩnh Lộc) được trùng tu, tôn tạo, xây dựng khang trang. Ảnh: Ngọc Hải

Ý Đảng, lòng dân hòa quyện
Đó là điều chúng tôi cảm nhận được một cách sâu sắc khi về thôn Thổ Phụ, xã Vĩnh Tiến (Vĩnh Lộc), được nghe những bậc cao niên và bà con nông dân trong thôn nói về quá trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Cụ Phạm Văn Diệp, cán bộ hưu trí trong thôn, cho biết: Thổ Phụ là thôn có bề dày truyền thống lịch sử, cách mạng; từng là nơi có tiếng kẻng, tiếng trống đuổi Nhật, đánh Tây; là thôn có 7 lão thành cách mạng... Phát huy truyền thống tốt đẹp đó, những năm qua, thôn Thổ Phụ luôn đi đầu trong các phong trào của xã. Từ chuyện nhỏ như làm sân bóng chuyền, tổng đầu tư chỉ có 15 triệu đồng, cho đến những công trình lớn như đường giao thông, kênh mương, cổng làng, đình làng... trị giá hàng trăm triệu đồng đều được thống nhất chủ trương trong chi bộ, triển khai rộng rãi trong nhân dân. Công trình do nhân dân đóng góp, nhân dân kiểm tra, giám sát việc xây dựng nên rất phấn khởi.
 
Bí thư Chi bộ thôn Thổ Phụ Phạm Văn Tuấn, trao đổi thêm: Thôn Thổ Phụ có 166 hộ, 503 khẩu; trong đó có 30 cán bộ hưu trí. Chi bộ thôn hiện có 28 đảng viên. Lực lượng đảng viên và cán bộ hưu trí luôn tiên phong, nòng cốt trong mọi phong trào của thôn. Các đồng chí luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương gắn liền với cuộc sống và quyền lợi của nhân dân, tạo được sự tin tưởng, đồng thuận cao trong nhân dân. Chính vì thế, 2 năm qua, chi bộ và chính quyền thôn đã vận động nhân dân và con em xa quê đóng góp hàng trăm triệu đồng phục vụ quá trình XDNTM, như: huy động 150 triệu đồng để xây dựng cổng làng. Huy động 150 triệu đồng để quy hoạch, xây dựng khu nghĩa trang, trong đó cán bộ, đảng viên, công nhân viên và con em xa quê đóng góp trên 120 triệu đồng. Cũng từ nguồn lực huy động trong nhân dân và nguồn kích cầu của Nhà nước bằng xi - măng, thôn đã đổ bê tông được 365 m đường thôn, ngõ xóm. Trên 500 m kênh mương nội đồng cũng đã được bê tông hóa, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất của nhân dân. Trước đó, cũng từ nguồn xã hội hóa, thôn đã trùng tu, xây dựng đình làng với tổng trị giá trên 370 triệu đồng...
 
Cái lợi lâu dài ở Thổ Phụ trong quá trình XDNTM, ấy là hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ đời sống sản xuất, sinh hoạt của nhân dân từng bước được tăng cường; uy tín của cán bộ, đảng viên tăng; “Ý Đảng, lòng dân” hòa làm một. 
 
Quyết tâm chính trị cao hơn nữa
Theo nguyên lý “vết dầu loang”, phong trào XDNTM trong thời gian qua đã và đang lan tỏa sâu rộng trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc. Hết năm 2012, huyện Vĩnh Lộc đã hoàn thành phê duyệt quy hoạch và đề án XDNTM cho 100% số xã. Về thực hiện tiêu chí XDNTM, năm 2012 toàn huyện tăng được 30 tiêu chí so với năm 2011, trung bình đạt 8,6 tiêu chí/xã; xã nhiều nhất đạt 14 tiêu chí, xã ít nhất đạt 5 tiêu chí.
 
Điểm nổi bật trong quá trình XDNTM ở Vĩnh Lộc, đó là huyện xác định mục tiêu XDNTM dựa trên nền sản xuất phát triển nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân; không chạy theo việc xây dựng các tiêu chí một cách nóng vội. 
 
Để thực hiện mục tiêu trên, bên cạnh các cơ chế của tỉnh, HĐND huyện đã thông qua cơ chế điều chỉnh nguồn thu cấp quyền sử dụng đất cho các xã điểm là 70%, các xã khác là 50%; cơ chế hỗ trợ mua máy cấy, chuyển đổi các loại cây trồng có giá trị cao, khuyến khích phát triển trang trại chăn nuôi... nhằm tạo ra động lực thi đua XDNTM cho các xã. 
 
Các lĩnh vực sản xuất được huyện tập trung chỉ đạo phát triển. Trong nông nghiệp, mô hình cơ giới hóa đồng bộ bước đầu được áp dụng ở Vĩnh Yên và đang mở rộng ra một số xã khác. Một số loại cây, con mới đưa vào sản xuất đem lại hiệu quả vượt trội so với cây trồng truyền thống, như: cây mía trên đất bãi ở Vĩnh Hoà, Vĩnh Hùng; mô hình lúa, lúa – cá – sen ở Vĩnh Thịnh, Vĩnh Hòa; ngô ngọt, ớt xuất khẩu ở Vĩnh An, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Hưng; trồng gấc ở Vĩnh Long, Vĩnh Tiến; du nhập nghề đan đèn lồng ở Vĩnh Hòa, Vĩnh Hưng; làm giấy vàng mã ở Vĩnh Tiến... đã góp phần tăng thu nhập cho bà con nông dân. Ngành chăn nuôi mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng tổng đầu con xuất bán và sản lượng thịt hơi tăng khá cao, góp phần đưa tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm trên 35,5% giá trị sản xuất nông nghiệp. Sản xuất công nghiệp ổn định, trong đó 2 nhà máy may công nghiệp đã giải quyết việc làm cho trên 2.000 lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn... 
 
Bên cạnh đó, các biện pháp huy động nguồn lực phục vụ XDNTM đã được triển khai có hiệu quả. Huyện đã vận động cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang khối huyện, mỗi người góp ngày lương trong năm 2012 và 2 ngày lương trong các năm 2013 - 2015 để hỗ trợ các thôn xây dựng nhà văn hóa. Riêng năm 2012, huyện đã quyên góp được 300 triệu đồng, hỗ trợ xây 4 nhà văn hóa; cải tạo, nâng cấp 2 nhà văn hóa. Trong năm 2012, tổng nguồn vốn huy động cho XDNTM trên địa bàn huyện đạt gần 195 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là vốn ngân sách, vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án, vốn đóng góp của nhân dân, vốn huy động của con em thành đạt xa quê và vốn vay tín dụng. 
 
Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh, do điều kiện xuất phát điểm của nền kinh tế thấp nên quá trình XDNTM ở Vĩnh Lộc còn gặp nhiều khó khăn, cản trở. Đặc biệt là nền kinh tế của huyện chưa có bước đột phá. Đối với vấn đề này, đồng chí Trịnh Ngọc Dũng, bí thư huyện ủy, cho biết: Khó khăn lớn nhất trong quá trình XDNTM của Vĩnh Lộc, đó là nhu cầu kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng lớn, nhưng điều kiện thu ngân sách còn hạn hẹp, kinh phí hỗ trợ của trung ương, của tỉnh thấp. Bên cạnh đó, việc đưa một số mô hình cây, con mới vào sản xuất đem lại giá trị cao nhưng thị trường không ổn định, khó mở rộng sản xuất do chưa có doanh nghiệp mạnh trong tỉnh đầu tư vào lĩnh vực chế biến và xuất khẩu nông sản... Chính vì thế, trong năm 2013 và những năm tiếp theo, huyện tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tạo chuyển biến rõ nét trong chuyển dịch cơ cấu từng ngành kinh tế. Để thực hiện thắng lợi chương trình XDNTM, mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn huyện cần thể hiện quyết tâm chính trị cao hơn nữa.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập345
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại856,158
  • Tổng lượt truy cập92,029,887
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây