Học tập đạo đức HCM

Kinh nghiệm hay của Xín Mần

Thứ tư - 29/05/2013 21:43
Đến nay, Xín Mần (Hà Giang) đã hoàn tất công tác quy hoạch tổng thể cho 12/19 xã - thị trấn, các xã còn lại đang khẩn trương hoàn thiện các khâu cuối cùng. Tính đến tháng 3/2013, huyện có xã Khuôn Lùng đạt 8/19 tiêu chí; Nà Chì đạt 7/19 tiêu chí; các xã còn lại đạt từ 3-5 tiêu chí. Tuy mới là kết quả bước đầu, nhưng trong quá trình XDNTM, Xín Mần đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm hay.

Nhà nhà thi đua 

Từ đầu năm 2013 đến nay, Xín Mần liên tục ra quân phát động phong trào XDNTM tại 2 cụm điểm: phía Bắc gồm 16 xã và phía Nam gồm 3 xã, thu hút đông đảo người dân, cộng đồng thôn bản, doanh nghiệp, HTX, các tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn tham gia. Sau mỗi chiến dịch, kết quả thu được ngày càng lớn. 

Ghi nhận tại thôn Nà Chì (xã Nà Chì) thấy, 86/86 hộ của thôn đã cơ bản hoàn thiện hạ tầng thiết yếu tại gia đình. Đã có hàng chục hộ tự bỏ tiền thuê máy mở đường vào nhà hoặc “đổi công” để xây dựng nhà vệ sinh, bể nước,... Hay như thôn Lùng Mở (xã Tả Nhìu), 76/76 hộ đều hoàn thành cơ bản nội dung “Nhà sạch, vườn đẹp”.

Theo báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện chương trình XDNTM, trong hai năm 2011- 2012, Xín Mần đã huy động được 9.992,5 triệu đồng tiền đóng góp của các doanh nghiệp, HTX, cá nhân, tập thể. Cùng với hỗ trợ từ Trung ương và tỉnh, huyện đã hoàn thành trên 21.000m đường bê-tông nông thôn, đưa ra xa nhà 3.486 chuồng trại; hoàn thành 588 công trình vệ sinh; gần 800 hộ tiến hành láng bó nền sạch, đẹp… 

Có được kết quả trên, theo ông Hà Xuân Bình, Chủ tịch UBND huyện Xín Mần, là nhờ vào kết quả từ các cuộc vận động của tập thể thôn bản, làng xóm, tạo thành các giao ước thi đua trong cộng đồng dân cư; đó là sự đi sâu, bám sát quần chúng nhân dân của đội ngũ cán bộ cơ sở, cùng sự chỉ đạo thống nhất, kịp thời từ huyện xuống xã, từ xã xuống thôn và từ thôn đến mỗi hộ gia đình. 

Đơn cử như đợt phát động phong trào “Chung sức XDNTM” ở các xã điểm là Bản Ngò, Bản Díu, Khuôn Lùng và thị trấn Cốc Pài, chỉ trong thời gian ngắn đã thu hút 769 người tham gia dọn dẹp nhà cửa, san lấp mặt đường, đổ bê-tông một số tuyến đường liên thôn…

“Qua đó có thể thấy, sự vào cuộc đồng bộ của các cấp chính quyền, sự hăng hái thi đua của nhân dân chính là điểm mấu chốt làm nên thành công”, ông Bình nhấn mạnh. 

Tập trung phát triển nông nghiệp

Năm 2012, Xín Mần cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh gần 500 tấn lúa đặc sản với giá bán bình quân 11.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với lúa thường. Năm qua còn đánh dấu bước tiến quan trọng của ngành nông nghiệp huyện trong việc lựa chọn các giống ngô lai chịu hạn, tạo điều kiện hình thành các vùng sản xuất ngô hàng hóa với diện tích gieo trồng trên 1.100ha/năm, mở ra triển vọng trồng ngô vụ 3 trong toàn huyện.

Ông Bình cho biết: Trong sản xuất nông nghiệp, các loại cây, con có giá trị kinh tế cao được huyện ưu tiên, khuyến khích phát triển. Sau nhiều năm kiên trì mục tiêu này, Xín Mần đã tạo được vùng chuyên canh sản xuất gạo đặc sản Già Dui, Nấm Sít tại các xã Thèn Phàng, Thu Tà; vùng chuyên sản xuất nếp cái hoa vàng ở Quảng Nguyên..., bước đầu đem lại thu nhập khá cho người trồng lúa. 

Đối với chăn nuôi, Xín Mần đã xây dựng 20 mô hình nuôi lợn với quy mô lớn (mỗi trang trại nuôi ít nhất 200 con/lứa theo nhóm hộ gia đình); đầu tư có chiều sâu vào chăn nuôi bò, dê tại 16 xã phía Bắc và nuôi trâu tại 3 xã phía Nam huyện. Theo thống kê, hiện đàn trâu của huyện đạt 15.546 con, bò 8.278 con, ngựa 1.118 con, dê trên 17.000 con, lợn trên 52.000 con... 

Đặc biệt là mấy năm qua, Xín Mần đã thành lập “ngân hàng” giống bò, dê, trâu theo hình thức nuôi luân chuyển qua hộ nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách; gần đây còn có thêm “ngân hàng” giống đậu tương, lúa thuần. Điều này góp phần thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp bền vững, với tổng sản lượng lương thực đạt bình quân trên 37.000 tấn/năm, bình quân lương thực gần 600 kg/người/năm.

“Trong thời gian tới, phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp hàng hoá vẫn là mục tiêu số 1 của huyện. Thứ hai là phải hoàn thành cơ bản khâu xây dựng hạ tầng thiết yếu, ổn định và quy tụ dân cư, thực hiện cho được tiêu chí “không công trình cũng làm” trong toàn dân mà trước mắt là “Nhà sạch, vườn đẹp”; coi trọng đào tạo nghề để chuyển đổi sản xuất, góp phần nâng cao đời sống nhân dân”, ông Bình nói.

Nguyễn Minh – Hùng (kinhtenonghton.com.vn)

 Tags: tiêu chí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập338
  • Hôm nay54,020
  • Tháng hiện tại829,298
  • Tổng lượt truy cập92,003,027
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây