Học tập đạo đức HCM

Kinh tế VAC góp phần XDNTM

Thứ sáu - 28/11/2014 02:26
Không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao, phát triển VAC theo mô hình trang trại, gia trại còn góp phần tích cực phát triển nền nông nghiệp hữu cơ bền vững có hiệu quả, đồng thời giữ vai trò quan trọng thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Đó là khẳng định của các đại biểu tham dự Hội nghị giao ban Hội Làm vườn (HLV) và Câu lạc bộ trang trại các tỉnh phía Bắc lần thứ XI vừa tổ chức tại Bắc Ninh.

Mô hình kinh tế trang trại của anh Giáp Văn Quyết ở xã Ngọc Châu (Tân Yên - Bắc Giang).
 
Đẩy mạnh phát triển kinh tế VAC

Có mặt tại Hội nghị giao ban HLV và Câu lạc bộ trang trại các tỉnh phía Bắc (Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lào Cai và Lạng Sơn), được nghe báo cáo, tham luận, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển kinh tế của các chủ trang trại, chúng tôi thực sự  ấm lòng khi thấy được sự nỗ lực của hội viên, nông dân cũng như cán bộ các cấp Hội cơ sở.

Là một trong những đơn vị điển hình của phong trào xây dựng kinh tế gia trại, trang trại, HLV Bắc Giang hiện có 11.689 mô hình trang trại (541 mô hình đạt tiêu chí do Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định). Trong đó, 3.808 trang trại cây ăn quả; 1.379 trang trại chăn nuôi; 879 trang trại thủy sản; 784 trang trại lâm nghiệp; 4.875 trang trại tổng hợp. Năm 2014, hội viên HLV Bắc Giang trồng mới 144.247 cây ăn quả các loại; cải tạo 16.483ha vườn cây ăn quả; nâng cấp, cải tạo 487,6ha ao hồ nuôi trồng thủy sản; toàn tỉnh có 2.819 hộ nuôi con đặc sản với thu nhập từ 900 triệu- 1,5 tỷ đồng/năm.
Tại Hội nghị, HLV các tỉnh Hà Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng đã  ký giao ước hỗ trợ và liên kết tiêu thụ sản phẩm trang trại.


Chia sẻ với chúng tôi, ông Thân Văn Hiển, Phó chủ tịch HLV tỉnh Bắc Giang, phấn khởi nói: "Để có được thành quả ngày hôm nay, ngoài sự ủng hộ, giúp đỡ, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, sự phối hợp với các ban ngành trong toàn tỉnh,  HLV đã chủ động bám sát chủ trương, nhiệm vụ chính trị và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; sự "hăng say" trong lao động của các chủ trang trại, hội viên. Hội xác định, mô hình VAC là yếu tố quan trọng góp phần  hoàn thành các mục tiêu kinh tế đề ra, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM".   

Cũng là đơn vị phát triển kinh tế trang trại khá mạnh, HLV tỉnh Bắc Ninh có 3.000 mô hình sản xuất VAC tổng hợp. Trong đó có 2.855 gia trại; 145 trang trại (25,5% trang trại sản xuất và kinh doanh tổng hợp; 54,5% trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; 12,4% trang trại nuôi trồng thủy sản và 7,6% trang trại trồng trọt)…, tạo việc làm cho 10.864 lao động thường xuyên và gần 30.000 lao động thời vụ, với thu nhập bình quân từ 1,5 - 4 triệu đồng/người/tháng.

Từ năm 2006, HLV Bắc Ninh  thành lập câu lạc bộ trang trại tỉnh, thu hút 120 chủ trang trại tham gia với hơn 1.000 hội viên; đơn vị tiêu biểu là huyện Gia Bình, có 14/14 xã, thị trấn thành lập câu lạc bộ trang trại với trên 300 hội viên.

Năm 2012, Luật HTX mới ra đời. Nhận thấy tình hình thực tiễn và lợi thế của kinh tế VAC trên địa bàn, HLV tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo các chủ trang trại, hội viên làm các thủ tục cần thiết theo quy định, đồng thời đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định thành lập HTX. Tính đến nay, HLV Bắc Ninh thành lập được 10 HTX sản xuất VAC.

Đồng thời, HLV tỉnh Bắc Ninh còn thành lập Câu lạc bộ doanh nhân nông nghiệp, thu hút 120 hội viên là chủ các công ty cổ phần tham gia, với tổng doanh thu bình quân từ 90 triệu - 3 tỷ đồng/năm.

Theo ông Nguyễn Xuân Vững, Phó Chủ tịch Thường trực HLV tỉnh Bắc Ninh: Thực hiện chủ trương của tỉnh, các cấp HLV có nhiều biện pháp tuyên truyền để thay đổi phương thức chăn nuôi từ nhỏ lẻ sang tập trung - bán công nghiệp và công nghiệp theo hướng an toàn sinh học. Tăng cường hỗ trợ các chủ trang trại giải quyết khó khăn về đất đai, vốn, kiến thức khoa học kỹ thuật và đẩy mạnh liên kết "4 nhà" trong sản xuất, luôn tìm tòi học hỏi mô hình hay, đưa ra sáng kiến mới giúp chủ trang trại, gia trại, HTX VAC phát triển. Hội viên cũng tích cực nâng cấp hệ thống chuồng trại phù hợp với chăn nuôi tập trung, hợp vệ sinh, xa khu dân cư, tổng cộng đã hình thành được 31 vùng chăn nuôi gia cầm tập trung, 29 vùng chăn nuôi lợn, 23 vùng chăn nuôi bò lai Sind... Công tác cải tạo vườn tạp, ao hồ nuôi trồng thủy đặc sản theo hướng thâm canh, đưa vào một số loại cây ăn quả có năng suất chất lượng cao vào sản xuất cũng được quan tâm chỉ đạo, mở ra nhiều cách thức làm giàu cho nông dân.

Nhân rộng mô hình hay và phù hợp

Mỗi địa phương có điều kiện tự nhiên khác nhau nên các trang trại cũng được tạo dựng bằng nhiều nguồn vốn và hình thức khác nhau, tuy nhiên, điểm chung là đem lại thu nhập cao, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.

Câu chuyện làm giàu của ông Hướng Xuân Thái, ở thôn Bến Lường, xã Minh Sơn (Hữu Lũng - Lạng Sơn) là một trong những minh chứng điển hình cho nhận định trên. Gia đình ông Thái có 11 nhân khẩu, trong đó, có 2 người hết tuổi lao động, 2 người đang nuôi con nhỏ, 1 người tàn tật, 5 trẻ  dưới 10 tuổi, chỉ còn một lao động đủ tiêu chuẩn gồng gánh gia đình nên cuộc sống rất khó khăn. Thế mà chỉ với 2,4ha đồi và 5 sào ruộng, ông đã chèo lái "con thuyền gia đình" cập bến một cách bình an sau chuyến "ra khơi" muôn vàn khó khăn.
ÔngThái  chia sẻ: Không còn cách nào khác, ngân hàng chính là nơi hỗ trợ mình về đồng vốn, nhưng cũng không vay được nhiều vì gia đình không có tài sản thế chấp. Với đề án phát triển kinh tế VAC, ông được tiếp cận 20 triệu đồng từ ngân hàng đầu tư nuôi 5 con bê cái.
Qua từng giai đoạn phát triển kinh tế với bao thăng trầm, thử nghiệm đủ các loại vật nuôi như dê, bò, lợn, gà, chim trĩ, gà lôi…, đến nay ông Thái đã có mô hình kinh tế VAC  với thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

"Cái chính vẫn là Nhà nước tạo cơ chế, ổn định giá cả thị trường, đầu ra thuận lợi, rồi sự nhạy bén của chủ trang trại, nhất là phải đưa cây - con phù hợp vào mô hình VAC của mình, phải biết đáp ứng những gì thị trường đang cần", ông Thái bộc bạch.  

Ông Bùi Sỹ Tiếu, Phó chủ tịch Thường trực Trung ương HLV Việt Nam, khẳng định: Những năm qua, hoạt động kinh tế trang trại của HLV các tỉnh phía Bắc có sự phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng, góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Đối tượng tham gia làm kinh tế trang trại ngày càng mở rộng, lứa tuổi tham gia đa dạng, từ đó, ngày càng có nhiều trang trại khẳng định được vị thế, quy mô sản xuất, trở thành lực lượng nòng cốt trong xây dựng mô hình, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới.

"Hội viên, lãnh đạo Hội cơ sở cần phải chủ động áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đẩy mạnh dồn điền đổi thửa, liên kết trong sản xuất, quy hoạch phù hợp… cho phát triển trang trại, VAC ở từng vùng, miền đạt kết quả cao nhất", ông Tiếu nói.

Đặc biệt, ông nhấn mạnh tới kết quả đạt được của HLV tỉnh Bắc Ninh: "HLV tỉnh đã cùng các ban, ngành chỉ đạo hội viên, nông dân xây dựng  mô hình trang trại đa dạng các cây, con đạt hiệu quả kinh tế cao. HTX VAC là mô hình mới của Bắc Ninh, chỉ với 6-7 thành viên nhưng thu lãi từ 2-3 tỷ đồng/năm, cần  phải nghiên cứu sao cho phù hợp, sớm tổng kết và nhân rộng".
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập826
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại757,216
  • Tổng lượt truy cập93,134,880
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây