Học tập đạo đức HCM

Ngôi nhà chung của những người lính

Thứ tư - 22/05/2013 20:36
Nhằm phát hiện, nhân rộng những nhân tố mới, điển hình tiên tiến, mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả... trong khu vực kinh tế tập thể, góp phần thiết thực thúc đẩy khu vực kinh tế này phát triển bền vững, ngày 11-4, Báo Nhân Dân và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã phát động cuộc thi viết về "Phát triển kinh tế tập thể trong thời kỳ đổi mới".

Ðến nay, Ban Tổ chức cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của các phóng viên, cộng tác viên trên phạm vi cả nước với nhiều bài viết gửi về tòa soạn. Bắt đầu từ hôm nay, 22-5, chúng tôi sẽ đăng các bài viết tham gia cuộc thi này trên trang 2 Báo Nhân Dân hằng ngày vào thứ tư hàng tuần. Ban Tổ chức cuộc thi mong nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của bạn đọc và cộng tác viên trên cả nước.

Bài dự thi gửi về địa chỉ: Ban Kinh tế - Công nghiệp, Báo Nhân Dân, số 71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội (email: banktcn2006@yahoo.com) hoặc Ban Tuyên truyền và Thông tin - Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, phố Dương Ðình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội (email: tttt@vca.org.vn).

Từ chiến trường trở về, mang trên mình đầy thương tích (hạng thương tật 1/4, mất 81% sức khỏe), năm 1996, anh thương binh Trần Hồng Quảng đã cùng một số đồng đội thương binh góp vốn thành lập Xí nghiệp tập thể thương binh Quang Minh. Xí nghiệp đã trở thành ngôi nhà chung của những người lính và các gia đình chính sách. Trần Hồng Quảng - người lính anh hùng trong chiến đấu khi trở về đời thường, đã chèo lái xí nghiệp phát triển ổn định, vinh dự được Ðảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

Tay trắng lập nghiệp

Trụ sở Xí nghiệp tập thể thương binh Quang Minh rộng 1,5 ha bao trùm một mầu xanh mát rượi của cây lá. Mang đậm nét đặc trưng của người miền biển Hải Phòng "ăn sóng, nói gió" với nước da bánh mật và khổ người chắc nịch, trông anh Quảng giống một "lão nông tri điền" hơn là một vị giám đốc. Trong căn phòng treo đặc kín các loại huân, huy chương, bằng khen, câu chuyện của người giám đốc xí nghiệp ngược về những ngày tháng khởi nghiệp gian nan cách đây gần 20 năm.

... Ðầu những năm 90 của thế kỷ trước, nhiều thương binh ở Hải Phòng xuất ngũ không tìm được việc làm, đời sống gặp khó khăn đã làm những chuyện không hay, ảnh hưởng trật tự an ninh. Cùng là đồng đội, anh thấu hiểu cuộc sống không thể ngồi im trông chờ trợ cấp từ Nhà nước, nhưng khởi nghiệp làm giàu từ bàn tay trắng không còn lành lặn thật chẳng dễ dàng. Nhưng nhớ lời dạy của Bác "thương binh tàn nhưng không phế", anh quyết nuôi chí lập nghiệp, làm giàu. Rời bỏ cương vị Phó Giám đốc Công ty Rau quả Hải Phòng, anh quy tụ 35 đồng đội, góp vốn liếng 250 triệu đồng và được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hỗ trợ 35 triệu đồng, thành lập Xí nghiệp tập thể thương binh Quang Minh, hoạt động trong lĩnh vực vận tải, thương mại tổng hợp.

Lưng vốn ít ỏi, các thành viên lại không lành lặn, khỏe chân mạnh tay như người thường, cho nên xí nghiệp chỉ quanh quẩn "buôn thúng, bán mẹt", miễn sao có việc làm cho anh em. Giám đốc cũng như mọi người trong xí nghiệp phải lặn lội đem than đi bán cho các nhà máy sản xuất xi-măng tận Thanh Hóa. Các nhà máy không có tiền mặt, trả nợ rất chậm, nếu muốn trả ngay thì chỉ có cách quy ra clanh-ke, sản phẩm nhà máy có sẵn. Làm gì với clanh-ke, chả lẽ đem về mà cũng chẳng biết bán thế nào, bán cho ai? Trong cái khó, ló cái khôn, Trần Hồng Quảng cùng ban lãnh đạo xí nghiệp quyết định đầu tư, mở xưởng nghiền xi-măng tại Thanh Hóa, công suất 36 nghìn tấn/năm. Sản phẩm xi-măng của xí nghiệp đạt "mác" cao lại có giá rẻ, phù hợp sửa chữa đường sá, các công trình dân dụng vùng nông thôn nên bán rất chạy.

Thừa thắng xốc tới, xí nghiệp tiếp tục mở xưởng nghiền xi-măng ở Ninh Bình, công suất 24 nghìn tấn/năm, thu hút thêm người lao động là thương bình và gia đình chính sách, tăng doanh thu cho xí nghiệp. Ðến nay cả hai xưởng đều hoạt động có lãi, mỗi năm nộp cho xí nghiệp hàng chục triệu đồng, thu nhập của công nhân, thương binh đạt khá. Hiện nay, ngoài hai xưởng nghiền xi-măng, xí nghiệp còn có đội xe vận tải hàng hóa và hành khách hơn 100 chiếc, vài chục cửa hàng kinh doanh dịch vụ nằm rải rác trên phạm vi toàn quốc, một trạm sản xuất khí CO2, một trạm kinh doanh xuất nhập khẩu ở Quảng Ninh, một xưởng sửa chữa cơ khí ở Hải Phòng,... Hằng năm, các loại hình kinh doanh, dịch vụ trên đã đem lại cho xí nghiệp doanh thu hàng chục tỷ đồng.

Tiến đến làm giàu

Anh Quảng cười vui vẻ: Hồi đầu năm 2000, qua huyện Hoành Bồ (Quảng Ninh), thấy một vùng đầm bãi mênh mông, "máu nông dân" nổi lên, tôi nghĩ ngay tới việc đấu thầu nuôi trồng thủy sản. Nghĩ là làm, anh về bàn với tập thể ban lãnh đạo quyết định đấu thầu 60 ha đầm nuôi tôm sú theo hướng quảng canh cải tiến. Xí nghiệp xây dựng  hệ thống bể nuôi, ươm tôm giống hiện đại và đầu tư xưởng sản xuất thức ăn nuôi tôm bằng công nghệ sinh học, áp dụng công thức enzim, công suất 200 kg/ngày. Sản xuất thức ăn bằng công nghệ này sẽ hoàn toàn chủ động bởi có nguồn nguyên liệu dồi dào trong nước, quy mô gọn nhẹ, phù hợp nuôi trồng thủy sản quy mô hộ, nếu có nhu cầu mở rộng cũng đơn giản, không phải sử dụng suất đầu tư lớn.

Hằng năm, sản lượng thức ăn phục vụ nuôi tôm của xí nghiệp đạt 120 tấn, tiêu thụ ngoài thị trường 400 - 500 tấn, doanh thu mỗi năm đem lại cho xí nghiệp hàng tỷ đồng. Quy trình sản xuất thức ăn nuôi tôm bằng công nghệ sinh học của anh đã được tặng Giải thưởng Vifotec năm 2000. Hiện nay, nhiều hộ nuôi trồng thủy sản ở Hải Phòng và Thái Bình đã và đang áp dụng thành công mô hình này. Tháng 6-2003, Giám đốc Trần Hồng Quảng là đại biểu duy nhất của Việt Nam đi dự Hội nghị Nông dân trẻ thế giới do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) tổ chức tại Pháp vào tháng 6-2003.

Khởi đầu từ lĩnh vực vận tải, xí nghiệp đã tập trung đầu tư hơn 100 đầu xe ô-tô, vận tải hàng hóa và vận tải khách trên khắp các tuyến đường bộ trong cả nước. Anh Quảng hiểu rằng, lĩnh vực kinh doanh này nếu không áp dụng phương thức quản lý tiên tiến thì hiệu quả sẽ rất thấp, thậm chí thua lỗ. Qua thực tiễn quản lý, anh đã quyết định chọn Công ty Giải pháp phần mềm (Tổng công ty FPT) khảo sát và lập trình bài toán vận trù toàn diện cho điều khiển dịch vụ vận tải của xí nghiệp nhằm đạt hiệu quả cao, tiết kiệm xăng, dầu, quay vòng phương tiện hợp lý. Sau khi áp dụng giải pháp này, đã nâng cao hệ số quản lý an toàn phương tiện, đạt tăng trưởng ổn định mặc dù hoạt động trong điều kiện giá xăng, dầu tăng liên tục.

Xí nghiệp tập thể thương binh Quang Minh có đặc thù chủ yếu tiếp nhận các đối tượng thuộc diện lao động chính sách xã hội, bộ đội hoàn thành nghĩa vụ trở về. Ðây là những đối tượng có trình độ học vấn cũng như chuyên môn nghiệp vụ và quản lý còn rất yếu, muốn bố trí công việc có hiệu quả bắt buộc phải đào tạo và đào tạo lại. Trong quá trình hoạt động, xí nghiệp đã đào tạo nghề cho 250 công nhân trực tiếp sản xuất đạt trình độ tay nghề tối thiểu bậc 3/7. Không những thế, đích thân Ban giám đốc xí nghiệp "trải thảm đỏ" mời các nhà quản lý, cán bộ khoa học, nghiên cứu, các chuyên gia giỏi đã về hưu tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo xí nghiệp trong những lĩnh vực chuyên sâu và đội ngũ "chất xám" này đã góp những thành tích không nhỏ đối với thành công của xí nghiệp.

TP Hải Phòng hiện có hơn 50 cơ sở sản xuất, kinh doanh của thương binh, bệnh binh và người tàn tật, hoạt động có hiệu quả; thu hút hàng nghìn lao động là thương binh, gia đình chính sách và người tàn tật, có thu nhập ổn định. Xí nghiệp tập thể thương binh Quang Minh là điển hình tiêu biểu trong việc xây dựng thành công mô hình xí nghiệp tập thể, ngôi nhà chung của thương binh và đối tượng chính sách ở thành phố Cảng cũng như cả nước. Nhiều bậc cha mẹ các liệt sĩ khi đón nhận tình thương yêu, chăm sóc cưu mang từ đồng đội của con em mình, những thương binh, bệnh binh ở Xí nghiệp tập thể thương binh Quang Minh đã rưng rưng nước mắt vì cảm động.

Anh Quảng tâm sự: Là người lính kinh qua cuộc chiến tranh khốc liệt để giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc, mặc dù thương tật nặng nhưng được trở về sống trong hòa bình, tôi thấy mình vẫn còn may mắn và lúc nào cũng canh cánh bên lòng "món nợ" với đồng đội cũ, những người đã anh dũng ngã xuống mà chưa kịp thực hiện ước mơ xây dựng lại quê hương sau ngày chiến thắng. Anh đã thề trước anh linh các đồng đội, còn sống ngày nào, anh sẽ còn lao động, còn tiếp tục cống hiến cho quê hương.



BÀI, ẢNH: QUANG HƯNG

Theo nhandan.org.vn


 Tags: kinh tế

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập171
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm169
  • Hôm nay36,136
  • Tháng hiện tại811,414
  • Tổng lượt truy cập91,985,143
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây