Học tập đạo đức HCM

Ngư dân Cẩm Nhượng nỗ lực bám biển

Thứ hai - 27/02/2012 02:21
Ra Tết Nhâm Thìn đến nay, mặc dù thời tiết không được thuận lợi nhưng ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) vẫn tăng cường bám biển. Nhờ vậy, đến nay, khi thời tiết đang ấm dần lên đã bắt đầu có những tín hiệu vui.
 

Trời mưa và lạnh nhưng trên bến cá của xã Cẩm Nhượng vẫn rất tấp nập người. Đài báo gió mùa nên hàng loạt thuyền đánh bắt xa bờ đã cùng cập bến. Từ đầu năm đến nay, đây là chuyến cập bến lần thứ 3 của thuyền đi khơi. Khác với những lần trước, lần này thuyền xuất bến trong những ngày nắng ấm nên không thuyền nào phải về không mà hầu hết đều được nhiều loại cá.

Ngư dân Cẩm Nhượng nỗ lực bám biển
Biển động nhưng ngư dân Cẩm Nhượng vẫn đánh được cá to

Điều đáng mừng là dù sản lượng chưa được nhiều nhưng các loại cá đánh bắt được hầu hết là cá căng, cá mú nên giá thành tương tối cao. Đặc biệt, sang năm Nhâm Thìn thuyền đi khơi của ngư dân Cẩm Nhượng đánh bắt được nhiều cá chõng là loại cá dùng để xuất khẩu. Loại cá này được bao nhiêu thương lái thu mua ngay và giá thành tương tối cao, từ 100 ngàn đồng/cân trở lên. Trong chuyến cập bến lần này, bình quân mỗi thuyền được từ 10 đến 15 triệu đồng. Yếu tố thời tiết không thuận nên chuyến được, chuyến không đang gây rất nhiều khó khăn cho ngư dân khi bám biển.

Trong số hơn 100 thuyền ra khơi lần này, thuyền của anh Nguyễn Huy Hoàng ở thôn Lâm Hoãn, xã Cẩm Nhượng được nhiều cá nhất. Anh Hoàng là chủ thuyền đánh cá với công suất 50 CV. Cùng đi với anh có 6 anh em là những người thân trong gia đình và làng xóm. Mỗi chuyến đi của thuyền anh Hoàng thường từ 5 đến 7 ngày. Từ đầu năm Nhâm Thìn đến nay, cũng như bao ngư dân khác thuyền của anh Hoàng đã ra khơi được 3 lần. Chuyến này được nhiều nhất, khoảng hơn 15 triệu đồng. Tuy nhiên, chi phí cũng đã mất trên 5 triệu đồng. Còn lại chia bình quân cho anh em cũng chẳng đáng là bao.

Ngư dân Cẩm Nhượng nỗ lực bám biển
Cá chõng đang là mặt hàng giá trị khi xuất khẩu

Anh Hoàng cho biết: “Chuyến đi này được nhất là từ đầu năm Nhâm Thìn đến nay nhưng cũng chưa có thu nhập. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục nhổ neo, buông lưới khi thời tiết cho phép. Điều mà chúng tôi nghĩ đến nhiều nhất hiện nay là lực lượng đi biển thì có và ai cũng rất hăng say vì liên quan đến đời sống của từng gia đình nhưng phương tiện đánh bắt, cụ thể là thuyền ra khơi đã không phù hợp nữa rồi. Thuyền nhỏ, công suất yếu nên không dám đi xa và khi đài báo gió là phải quay đầu về ngay. Thuyền to, công suất lớn thì ra được xa và gió cấp 4 vẫn đánh bắt được. Biết vậy nhưng chúng tôi chưa có điều kiện để thay thế phương tiện đánh bắt. Vì để đóng mới thuyền từ 90CV trở lên phải có gần tỷ bạc”.

Ngoài yếu tố về thời tiết thì những năm gần đây việc đi khơi của ngư dân kém hiệu quả còn có một nguyên nhân khác nữa đó là do thuyền ở đây hầu hết là công suất nhỏ, từ 40 đến 70 CV. Với công suất đó chỉ đi được khoảng 40 hải lý, trong khi đó vùng biển có nhiều cá mực là 100 hải lý. Thời gian từ tháng 8 âm lịch đến tháng 3 âm lịch đời sống ngư dân Cẩm Nhượng chủ yếu dựa vào khơi. Vì vậy, những chuyến đánh bắt xa bờ thưa dần cá mực đang là nỗi trăn trở của ngư dân vùng biển. UBND tỉnh đã ban hành quyết định 24/2011 về khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn, trong đó nêu rõ sẽ hỗ trợ ngư dân 50 triệu đồng/tàu/năm, thời gian hỗ trợ là 2 năm, đối với việc đóng mới tàu cá công suất từ 90 CV/chiếc đến dưới 250CV/chiếc. Tuy nhiên, để đóng mới được tàu như vậy phải có ít nhất từ 700 triệu đồng trở lên. Số tiền hỗ trợ chỉ áp dụng với những thuyền đóng mới.

Ngư dân Cẩm Nhượng nỗ lực bám biển
Nhộn nhịp bến cá Cẩm Nhượng

Ông Nguyễn Hoàng Lê – Chủ tịch Hội Nông dân Cẩm Nhượng cho biết: “Những năm gần đây thời tiết không thuận lợi cho việc đánh bắt hải sản và ngư trường ở gần bờ ngày càng cạn kiệt. Ngư dân Cẩm Nhượng vẫn không hề nản chí, luôn luôn bám biển. Nhận thấy bất cập trong phương tiện đánh bắt nên nhiều ngư dân cũng đã nghĩ đến chuyện đóng mới thuyền công suất lớn. Nhiều người đã nhìn vào quyết định 24/2011 của UBND tỉnh để làm cơ sở nhưng không ai làm được. Vì để có được hỗ trợ của tỉnh phải chủ thuyền phải có ít nhất tiền tỉ mà ngư dân ở đây thì chưa có được số tiền nhiều như vậy. Việc đi đánh bắt cùng nhau là hình thức thỏa thuận tự nguyện theo kiểu làm công ăn lương, chưa có sự gắn kết nên việc hùn tiền là điều không thể. Vì vậy, tỉnh đã có chính sách khuyến khích phát triển trong khai thác thủy sản nhưng do yêu cầu cao nên chưa đến được với ngư dân – những người trực tiếp bám biển đời sống còn nhiều thiếu thốn.”

Trong bất kỳ hoàn cảnh nào tinh thần bám biển của ngư dân Cẩm Nhượng cũng rất bền bỉ, kiên cường. Tuy nhiên, trong điều kiện như hiện nay khi mà thời tiết diễn biến ngày càng bất thường, ngư trường khai thác khó khăn thì rõ ràng đang cần sự thay đổi lớn, nhất là trong phương tiện và hình thức tổ chức đánh bắt. Điều này, rất cần sự giúp sức của chính quyền các cấp tạo cơ sở cho ngư dân trong tiến trình làm mới phương tiện.

Theo baohatinh.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập116
  • Hôm nay41,973
  • Tháng hiện tại995,785
  • Tổng lượt truy cập92,169,514
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây