Cảnh quan làng quê Nông thôn mới ở xã An Hồng, huyện An Dương, Tp.Hải Phòng.
Chương trình xây dựng NTM ở Tp.Hải Phòng được triển khai tháng 6/2011 đối với 140 xã thuộc các huyện ngoại thành. Theo Bộ tiêu chí về NTM thì khi đó toàn thành phố mới đạt bình quân 5,7 tiêu chí. Những ngày tháng mới triển khai, các ban, ngành, địa phương cùng người dân đều loay hoay lúng túng, vì chưa biết bắt đầu từ đâu và xây dựng NTM như thế nào sao cho thể hiện đậm nét đặc trưng riêng của Hải Phòng. Phải mất hơn 1 năm, sau những trăn trở, trải nghiệm, thành phố xác định rõ mục tiêu, cách làm, định hướng xây dựng NTM Hải Phòng phải “từ cánh đồng vào làng xã và chủ thể xây dựng NTM chính là người dân”. Cùng với đó, các chính sách, chương trình và sự hỗ trợ từ thành phố đến các cấp, ngành, chính quyền địa phương đều tập trung phục vụ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của người dân, tạo nền tảng KT-XH bền vững.
Báo cáo kết quả xây dựng NTM Hải Phòng cho thấy: tính đến hết tháng 6-2014, toàn thành phố đạt bình quân 11,4 tiêu chí. Trong đó, có 4 xã hoàn thành 19 tiêu chí (cuối năm 2013), 18 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí, 104 xã đạt 10-14 tiêu chí, không có xã nào đạt dưới 5 tiêu chí. Đáng chú ý là thu nhập bình quân đầu người tăng từ 19,4 triệu đồng (năm 2011) lên 24,3 triệu đồng/người/năm; tỷlệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 7,5% xuống còn 5,5%; 94,5% số dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh; hệ thống giao thông được cải tạo nâng cấp, 100% các tuyến đường liên huyện được trải nhựa đạt chuẩn đường cấp 5 đồng bằng, hơn 90% đường liên xã được trải nhựa hoặc bê tông đạt chuẩn đường loại A…
Trong 3 năm xây dựng NTM (2011-2013), Tp.Hải Phòng chỉ đạo thực hiện 6 chương trình đề án, 41 mô hình phát triển sản xuất như: chương trình hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp-thủy sản; hỗ trợ lãi suất mua máy cơ khí thực hiện cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp; đề án phát triển vùng sản xuất tập trung, cánh đồng mẫu lớn; đề án trồng cây lâm nghiệp phân tán; đề án hỗ trợ xi măng làm đường nội đồng… với kinh phí đầu tư hỗ trợ hàng trăm tỷ đồng. Hiện nông thôn Hải Phòng có các vùng sản xuất tập trung với tổng diện tích 15.618 ha đất nông nghiệp-thủy sản, giá trị sản xuất đạt trung bình 150 triệu đồng/ha. Các huyện đã và đang xây dựng 51 cánh đồng mẫu lớn, quy mô 20-30 ha/mô hình.
Sản xuất nông nghiệp bằng cơ giới trên cánh đồng mẫu lớn.
Từ thực tế 3 năm xây dựng NTM, Tp.Hải Phòng đúc rút kinh nghiệm sâu sắc là: muốn thực hiện chương trình đạt hiệu quả, các cấp ủy Đảng, chính quyền cần có quyết tâm chính trị cao, chỉ đạo cụ thể, sâu sát và liên tục, chủ động sáng tạo; làm rõ vai trò chủ thể của người dân, xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ NTM phù hợp và thiết thực. Phát huy tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; nắm vững mục tiêu và Bộ tiêu chí NTM để có cách làm thích hợp với điều kiện cùng những yêu cầu bức thiết của người dân ở từng địa phương; huy động nguồn lực tại chỗ, lựa chọn và tập trung thực hiện các nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên. Hải Phòng đang có nhiều xã gấp rút hoàn thành các tiêu chí NTM, phấn đấu đến năm 2015 toàn thành phố có 41 xã “về đích”.
Duy Tuấn - Thanh Huyền
Nguồn baoxaydung.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;