Học tập đạo đức HCM

Nơi người dân đồng lòng...

Thứ hai - 07/01/2013 04:42
Nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của TP.Huế (Thừa Thiên - Huế), tuy là phường ven đô nhưng Thuỷ Xuân lại có địa hình bán sơn địa, hệ thống giao thông còn nhiều hạn chế, nhất là các đường kiệt liên tổ dân phố và tuyến đường vào các thôn. Chính vì vậy, khi triển khai XDNTM, phường chọn hướng đột phá từ khâu làm đường.

Người dân hiến đất và tham gia mở rộng, bên tông hóa đường.

Thực hiện cuộc vận động nhân dân hiến đất mở rộng đường giao thông theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, những năm qua, phường Thuỷ Xuân đã đạt được nhiều thành công, được xem là một trong những lá cờ đầu trong phong trào hiến đất mở đường của TP. Huế.

Ông Đồng Sĩ Toàn, Chủ tịch UBND phường cho biết: Từ năm 2005 đến năm 2012, trên địa bàn phường đã có gần 80 hộ tự nguyện hiến đất để mở rộng đường giao thông liên tổ, liên thôn nhưng không nhận đền bù với tổng diện tích hơn 7.000m2, trong đó có 12 hộ hiến 100-400m2, 24 hộ hiến 50-100m2 và 39 hộ hiến dưới 50m2. Đến nay, hơn 95% số tuyến đường kiệt giao thông trên địa bàn phường đã được bê-tông hoá với tổng chiều dài gần 2.500m, kinh phí hơn 5,5 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 1,6 tỷ đồng. Bình quân nơi có đường liên tổ rộng nhất là 6-7m, nơi hẹp nhất đạt 2,5-3m, gắn liền với hệ thống mương thoát nước đồng bộ.

Đường rộng thoáng, người dân Thủy Xuân càng phấn khởi khi tuyến đường được đặt tên, khiến việc đi lại, vận chuyển hàng hóa dễ dàng hơn. Năm 2009, phường đã triển khai làm điểm đặt tên tuyến đường thôn Thượng 3, Thượng 2, Hạ 2, Hạ 1 mang tên Vũ Ngọc Phan. Tuyến đường này trở thành “phố” rộng 7m, dài hơn 2.186m, với hệ thống kênh mương thoát nước đầy đủ, tổng kinh phí đầu tư 3,5 tỷ đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 85%, nhân dân đóng góp 15% bằng quỹ đất mở rộng đường không nhận tiền đền bù (tương đương 4.600m2). Ông Toàn cho biết thêm: “Thời gian tới, Ban chỉ đạo hiến đất của phường tiếp tục vận động nhân dân hưởng ứng thực hiện thêm một số tuyến đường ở các tổ dân phố 10, 17, 21 và 22. Có kế hoạch phân kỳ đầu tư cụ thể các tuyến đường đã được dân hiến đất nhưng ngân sách nhà nước đang khó khăn. Bên cạnh đó, phường sẽ phối hợp với các ngành chức năng quy hoạch hệ thống giao thông gắn với cắm mốc lộ giới tại những vùng đất trống và những tuyến đường đã có sự cam kết hiến đất của nhân dân nhằm tránh trình trạng xây dựng công trình dân sinh đụng vào công tác quy hoạch phát triển đô thị của phường sau này”.

Không giấu vẻ tự hào, ông Đỗ Văn Niệm, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Thủy Xuân, Phó trưởng ban chỉ đạo hiến đất mở đường nhận định: “Để có được kết quả này, Ban chỉ đạo hiến đất mở đường phường đã xuống tận các khu dân cư, tổ dân phố nắm rõ hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng của từng hộ dân nằm trên tuyến đường cần mở rộng, từ đó có giải pháp vận động thích hợp. Ngoài vai trò vận động, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường còn thành lập ban giám sát cộng đồng theo yêu cầu của UBND phường để giám sát việc thực hiện xây dựng các công trình trên địa bàn, nhờ vậy chất lượng các tuyến đường đều đảm bảo.

Ông Trần Văn Toản, một trong những người hiến đất làm đường phấn khởi góp chuyện với chúng tôi: “Việc mở rộng và bê - tông hoá tuyến đường kiệt 47 Minh Mạng là nguyện vọng của nhân dân khu vực này từ hàng chục năm nay nhưng không thực hiện được vì thiếu... vốn! Đầu năm 2012, được sự đồng thuận của người dân, kiệt 47 đã được mở rộng và bê - tông hóa”.

Chỉ tay về những ngôi biệt thự mới đang hoàn thiện, ông Toản cho biết: “Việc mở rộng đường không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại mà còn nâng giá trị đất ở khu vực này. Trước đây, giá đất được rao bán với giá 2-2,5 triệu đồng/m2 thì hiện nay lên đến 4,5 triệu đồng/m2”.

Từ việc mở rộng đường, diện mạo phường Thủy Xuân ngày càng khang trang. Hy vọng những con đường cũng sẽ mở ra tương lai tốt đẹp hơn cho người dân nơi đây.

Vũ Hào

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập408
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm398
  • Hôm nay23,156
  • Tháng hiện tại201,723
  • Tổng lượt truy cập90,265,116
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây