Học tập đạo đức HCM

Nông thôn mới ở Hà Tĩnh: Cần gắn với phát triển du lịch

Thứ tư - 25/10/2017 10:16

Nông thôn mới ở Hà Tĩnh: Cần gắn với phát triển du lịch

Xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh đã thực sự đi vào chiều sâu, thể hiện rõ nét những giá trị kinh tế, văn hóa truyền thống, hướng tới gắn với phát triển du lịch bền vững.
Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm...
Có thể thấy, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh đã đạt được kết quả khá toàn diện, có nhiều nội dung đi vào chiều sâu, bền vững. Đi đôi với việc thay đổi bộ mặt làng quê, Hà Tĩnh coi trọng khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế, dư địa phát triển của các vùng, dư địa phát triển của từng sản phẩm, đẩy mạnh tổ chức sản xuất theo phương châm “doanh nghiệp hóa – liên kết hóa – xã hội hóa” vừa tập trung, vừa phân tán.
Bưởi Phúc Trạch đã được đăng ký sở hữu trí tuệ
Ông Trần Huy Oánh, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Tĩnh nhấn mạnh, Hà Tĩnh xác định chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (Đề án OCOP) là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài trong phát triển kinh tế nông thôn, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Theo đó, qua khảo sát, trên địa bàn Hà Tĩnh có 74 sản phẩm có thế mạnh, trong đó có 14 sản phẩm đăng ký công bố chất lượng, 26 sản phẩm có đăng ký sở hữu trí tuệ như cam Thượng Lộc, cam Vũ Quang, bưởi Phúc Trạch, nước mắm Lạch Kèn – Cương Gián, mật ong Vũ Quang…
Hà Tĩnh đã xây dựng và ban hành đồng bộ các quy hoạch ngành, lĩnh vực, xây dựng đề án phát triển cho từng lĩnh vực, từng sản phẩm cây con cụ thể. Đến nay đã có trên 14.000 mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, nhiều mô hình đã ứng dụng mạnh khoa học công nghệ và liên kết chuỗi. Trong năm 2017, Hà Tĩnh dự kiến xây dựng một số sản phẩm làm điểm như bưởi Phúc Trạch, cam chanh (cam Thượng Lộc, cam Cẩm Yên, cam Khe Mây), cam Bù Hương Sơn, cu đơ Hà Tĩnh, nước mắm (Cẩm Nhượng, Kỳ Ninh, Cường Gián), rượu (Cẩm Yên, Khánh Lộc, Hương Bộc, Tuyết Mai). Hà Tĩnh hy vọng, đề án này sẽ khơi dậy, cổ vũ tinh thần tự lực, sáng tạo khởi nghiệp trong các tầng lớp nhân dân, tạo thành phong trào xây dựng nông thôn mới sôi nổi, hiệu quả.
Những mô hình trang trại sạch được phát triển rộng khắp ở Hà Tĩnh. Trong ảnh: ông Trần Huy Oánh, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Tĩnh đang thuyết minh về mô hình vườn mẫu của anh Dương Kim Hoàng, thôn Hà Thành, xã Tượng Sơn (Thạch Hà)
 
... đi đôi với phát triển du lịch
Ông Ngô Tất Thắng, Phó Chánh văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương nhấn mạnh thêm, cách vận hành xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh thực sự rất ấn tượng. Hiện nay, trong chương trình quốc gia “mỗi xã một sản phẩm”, thì mỗi một tỉnh sẽ xây dựng từ 1 – 2 làng văn hóa du lịch. Những khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu ở Hà Tĩnh thực sự đã đạt được yếu tố văn hóa, đó là cơ sở vật chất, đời sống tinh thần. Nhưng để phát triển thành du lịch sinh thái, du lịch cộng động để tăng thêm thu nhập cho người dân, thì cần một chiến lược lâu dài, bài bản, bởi theo kinh nghiệm một số nước như Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc thì những mô hình làng quê, trang trại sản xuất như thế này thường gắn với du lịch.
Trạm Y tế xã Tượng Sơn (Thạch Hà) khang trang, văn minh, giúp chăm tốt sóc sức khỏe ban đầu cho người dân địa phương
 
Cụ thể đối với thôn Nam Trà (xã Hương Trà, huyện Hương Khê), ông Ngô Tất Thắng gợi ý: “Thôn có 130 hộ dân, trong đó 85 hộ trong mô hình sản xuất rất ổn định, ngoài ra còn bám quốc lộ 15, đường Hồ Chí Minh gần 2km, rất thuận lợi trong tuyến Nghệ An – Quảng Bình, nơi có di sản thiên nhiên thế giới là Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, phía trên là Can Lộc có di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc. Vị trí của thôn nằm trong bối cảnh về giao thông, tài nguyên du lịch rất thuận lợi. Cùng với sản phẩm là cam và cây chè, về lâu dài sẽ gợi mở cho Nam Trà nói riêng và những vùng quê nông thôn mới ở Hà Tĩnh nói chung, hình thành và phát triển mô hình du lịch, để người dân biết đến chúng ta nhiều hơn; những giá trị văn hóa, kinh tế sẽ được phát triển hơn. Đó chính là đích đến lâu dài của xây dựng nông thôn mới”.
Trong khi đó, trên quê hương đại thi hào Nguyễn Du, huyện Nghi Xuân đã và đang triển khai đầu tư đề án “Xây dựng nông thôn mới gắn với du lịch trải nghiệm”. Ông Nguyễn Hải Nam, Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân chia sẻ: “Nhờ có sự đổi mới trong thực hiện xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nên trong thời gian qua đã có nhiều tố chức cá nhân về Nghi Xuân tham quan, du lịch trải nghiệm. Nghi Xuân đang xây dựng điểm du lịch làng xã chiêm ngưỡng, trải nghiệm theo hướng làm cho du khách tò mò phải đến một lần và đã đến rồi sẽ muốn quay lại”.

Đường vào thôn Phong Giang “đẹp như trong tranh”

Hiện nay, Nghi Xuân đang chỉ đạo các xã khuyến khích, vận động mỗi thôn xóm hình thành, duy trì một Câu lạc bộ văn nghệ dân gian như ví dặm Nghệ Tĩnh, ca trù, chèo, lẩy Kiều... để phục vụ đời sống tinh thần cho người dân, đồng thời làm nền tảng cho phát triển du lịch. Bên cạnh triển khai thực hiện 10 tiêu chí khu dân cư kiểu mẫu do UBND tỉnh ban hành, Nghi Xuân sáng tạo thêm tiêu chí thứ 11, đó là mỗi thôn hình thành một Câu lạc bộ văn nghệ dân gian. Điều này thể hiện rõ nhất khi du khách tới thăm thôn Phong Giang, xã Tiên Điền và được thưởng thức những tiết tục lẩy Kiều, hát ví dặm… do chính bà con biểu diễn.
Ông Trần Huy Oánh thông tin thêm: “Nghi Xuân là huyện đầu tiên ở Hà Tĩnh được chọn thực hiện xây dựng mô hình du lịch trải nghiệm nông thôn mới để nhân rộng tại một số địa phương trong tỉnh, bởi đây là huyện có thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Người làm dịch vụ du lịch ở Nghi Xuân dù là những nông dân bình thường nhưng rất văn hóa và có nhiều kinh nghiệm. Với những thế mạnh hiện có, Nghi Xuân có khả năng đạt chuẩn huyện nông thôn mới theo đúng lộ trình vào năm 2020”.
Đường làng thôn Nam Trà (xã Hương Trà, huyện Hương Khê)
 
Có thể khẳng định, Hà Tĩnh là tỉnh đi đầu, sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới trong cả nước, cũng là tỉnh thực hiện tốt Nghị quyết 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7, BCH Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Các mô hình khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu đã được định hình, phát triển rõ rệt. Cách làm sáng tạo này không những tạo nên cảnh quan môi trường nông thôn tươi đẹp, văn minh mà còn đưa lại bức tranh kinh tế ấm no, hạnh phúc cho người dân địa phương./.

Xem chi tiết Clip tại đây
 
 
 
Theo Dương Thìn/laodongxahoi.net
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập577
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm576
  • Hôm nay76,510
  • Tháng hiện tại735,837
  • Tổng lượt truy cập93,113,501
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây