Học tập đạo đức HCM

Nuôi tôm trên cát không khó

Thứ hai - 26/05/2014 03:27
Đây là sự khẳng định bằng thực tiễn từ mô hình nuôi tôm trên cát tại tỉnh Hà Tĩnh của chị Nguyễn Thị Hạnh, Giám đốc Công ty TNHH Sao Đại Dương.

Từ tiềm năng sẵn có

2013 là năm thực sự khởi sắc đối với nghề nuôi tôm của tỉnh Hà Tĩnh, hầu hết diện tích nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao, được mùa, trúng giá. Với nhiều hình thức nuôi, đặc biệt với tôm thẻ chân trắng (TTCT), mỗi ha nuôi thâm canh lãi 300 - 500 triệu đồng/vụ; điển hình như: nuôi tôm trên cát ở Thạch Trị (huyện Thạch Hà), Cẩm Hòa (huyện Cẩm Xuyên) năng suất 15 tấn/ha, Xuân Phổ (huyện Nghi Xuân) năng suất 20 tấn/ha, hay nuôi TTCT trong ao đất và ao đất lót bạt ở Hộ Độ (huyện Lộc Hà) đạt 10 tấn/ha, Cẩm Phúc (huyện Cẩm Xuyên) 6 tấn/ha...  Riêng hình thức nuôi TTCT trên cát đã khẳng định được hiệu quả vượt hẳn so với các loại hình nuôi khác. Năm 2013, toàn tỉnh có 47 ha nuôi tôm trên cát của 9 cơ sở và chủ hộ nuôi nhưng sản lượng đạt 500 tấn, chiếm 15,8% sản lượng tôm nuôi toàn tỉnh. Doanh thu từ mô hình này có nơi đạt 5 - 6 tỷ đồng/ha/năm.

Nuôi tôm trên cát đang là thế mạnh của Hà Tĩnh - Ảnh: Huy Hùng

Là một trong ba huyện thuộc “Quy hoạch chi tiết nuôi tôm trên cát công nghệ cao tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2012 - 2020, định hướng đến năm 2030”, những năm qua, Thạch Hà đã triển khai mô hình nuôi tôm trên cát hiệu quả, tiếp tục khẳng định hướng đi đúng cần nhân rộng. Chị Nguyễn Thị Hạnh, Giám đốc Công ty TNHH Sao Đại Dương (xã Thạch Trị) là một nhân tố điển hình, được vinh danh “Nữ tỷ phú nuôi tôm trên cát”.

 

Biến cát thành vàng

Giám đốc Nguyễn Thị Hạnh bắt đầu áp dụng mô hình nuôi TTCT lót bạt trên diện tích 20 ha từ năm 2005. Qua hai năm đầu tư, cùng việc vay mượn nguồn vốn khác nhau, chị đã tạo được 50 hồ nuôi TTCT.  Ít kinh nghiệm nhưng giàu đam mê, chị hiểu nghề nuôi tôm đòi hỏi phải có sự am hiểu, trình độ chuyên môn cao, đầu tư lớn. Do đó, chị đã thuê kỹ sư chuyên ngành nuôi trồng thủy sản vào các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định chọn giống; đồng thời bố trí người đi tham quan, tìm hiểu thực tế một số mô hình nuôi TTCT trên cát ở nhiều địa phương khác, học hỏi kinh nghiệm để rút ra cách làm phù hợp điều kiện riêng của doanh nghiệp mình…

Giữa năm 2011, Công ty TNHH Sao Đại Dương ra đời do chị làm giám đốc. Được hỏi về kinh nghiệm nuôi tôm, chị Hạnh chia sẻ, hình thức nuôi tôm trên cát đã hình thành từ lâu nhưng không dễ áp dụng. Để đảm bảo loại hình nuôi tôm này phát triển bền vững và hiệu quả cao, người nuôi cần nắm vững kỹ thuật, làm tốt từ khâu quy hoạch, thiết kế hệ thống ao cho đến quy trình nuôi. Tuy nhiên, nuôi tôm trên cát cần chú ý một số khâu: Địa điểm xây dựng ao nuôi gần nguồn nước biển, không bị ô nhiễm; có nguồn nước ngọt đảm bảo, có thể là nước ngầm; xa khu dân cư, không chịu ảnh hưởng của nước thải công nghiệp; gần đường giao thông, có điện lưới quốc gia. Đồng thời, cần bố trí kết hợp với trồng rừng, để vừa tránh hiện tượng cát bay vừa đảm bảo giữ được lượng nước ngầm. Có thể bố trí trồng rừng theo vành đai và theo các lối đi. Phải xây dựng đầy đủ ao chứa lắng dự trữ nước, ao chứa nước thải để đảm bảo không tháo nước trực tiếp ra biển gây ô nhiễm môi trường. Xây dựng ao phải kè bờ và lót đáy ao bằng nhựa chống thấm, chống rò rỉ mất nước nhanh trong ao.

Trước khi thả nuôi, đối với ao mới xây dựng xong, trước hết cần bơm nước vào ao, sau đó tháo cạn để rửa ao. Ðối với ao đã nuôi tôm, sau mỗi vụ nuôi cần phải cải tạo ao bằng cách nạo vét hết bùn dơ đưa lên bờ, bổ sung cát mới vào ao. Mặt khác, cần bố trí máy quạt nước đặt đúng các vị trí để tạo dòng nước chảy tuần hoàn. Lúc nước triều lên cao, bơm nước vào các ao nuôi, nước phải qua lớp lưới dày hoặc vải lọc ngăn chặn các động vật khác xâm nhập vào ao.

>> Đến nay, năng suất tôm mỗi vụ của Công ty TNHH Sao Đại Dương ít nhất cũng 15 tấn/ha, tổng doanh thu bình quân 35-40 tỷ đồng/2 vụ/năm, lãi ròng 10-15 tỷ đồng/năm; năm 2013, doanh thu của Công ty ước đạt 65 tỷ đồng, lợi nhuận trên 16 tỷ đồng, giải quyết công ăn việc làm thường xuyên cho 50 lao động với mức lương trung bình 5 triệu đồng/tháng.

Phương Chi 
Nguồn: thủy sản việt nam
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập316
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại237,741
  • Tổng lượt truy cập85,144,777
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây