Học tập đạo đức HCM

Phát triển du lịch Nam Trà My

Thứ bảy - 26/03/2016 08:04
Huyện vùng cao Nam Trà My có khí hậu mát mẻ ôn hòa; đây cũng là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào các dân tộc Xê Đăng, Ca Dong, Co… với nhiều giá trị văn hóa được bảo tồn nguyên vẹn. Và đó là điều kiện thuận lợi để biến vùng đất này thành điểm du lịch sinh thái văn hóa trong tương lai.
 

Lợi thế đa dạng

Nam Trà My sở hữu khá nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, nổi bật là đỉnh Ngọc Linh cao 2.592m, lưu giữ hệ động thực vật phong phú; là thác nước 5 tầng, suối nước nóng Trà Don, cùng nhiều hang động kỳ bí, hoang sơ đầy quyến rũ… Đây còn là vùng đất cư trú của đồng bào các dân tộc thiểu số Xê Đăng, Ca Dong, Co… với những giá trị văn hóa mang đậm sắc thái vùng miền, thể hiện  rõ nét qua đời sống sinh hoạt và các lễ hội truyền thống như cúng máng nước, lễ mừng lúa mới, lễ cúng lúa kho, lễ hội cồng chiêng, đám cưới cổ, mừng nhà mới... Ngoài ra, còn có các địa danh đi vào lịch sử như Khu căn cứ Nước Là, các trò chơi, diễn xướng; những phong tục, tín ngưỡng, nghi lễ; các loại hình nghệ thuật biểu diễn dân ca, hát múa, nhạc cụ… Đặc biệt, lợi thế độc đáo của Nam Trà My chính là thương hiệu sâm Ngọc Linh đang dần được nhiều người biết đến, hứa hẹn sẽ là điểm nhấn trong chiến lược phát triển của địa phương. Tất cả yếu tố đó đã tạo lập cơ sở vững chắc giúp Nam Trà My xây dựng chiến lược thu hút đầu tư, phát triển du lịch, nhất là  du lịch sinh thái văn hóa về nguồn.

Thác 5 tầng, một danh thắng đẹp của Nam Trà My.
Thác 5 tầng, một danh thắng đẹp của Nam Trà My.

Thực tế, thời gian qua du lịch Nam Trà My đang có những chuyển động tích cực gắn với vùng trồng sâm Ngọc Linh khi được xác định là một trong 7 nội dung của đề án quốc gia về phát triển cây sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam). Điều này đã mang đến những thuận lợi để Nam Trà My triển khai công tác quảng bá, xúc tiến kêu gọi đầu tư, kết nối với các doanh nghiệp lữ hành  trong và ngoài tỉnh. Ông Hồ Quang Bửu - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My chia sẻ, bên cạnh việc rà soát, thống kê các tiềm năng du lịch tại địa phương huyện cũng đã triển khai các hướng đi cấp thiết như xây dựng kế hoạch đầu tư bảo tồn làng văn hóa, phục hồi và duy trì các làng nghề; hỗ trợ tu sửa kiến trúc nhà truyền thống; khôi phục các lễ hội, phong tục tập quán, các làn điệu dân ca...  của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Cùng với đó, công tác bảo vệ, tôn tạo các danh lam, thắng cảnh tự nhiên, tập huấn nâng cao nhận thức và năng lực của người dân về phát triển du lịch cộng đồng hướng đến sự phát triển bền vững cũng được tiến hành đồng bộ. Đến nay, đề án Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Nam Trà My gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2015 -2020 định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt thông qua. Trong đó, giai đoạn 2015 - 2020 sẽ đầu tư xây dựng làng văn hóa của 3 dân tộc Ca Dong, Xê Đăng, Mơ Nông tại trung tâm huyện và nghiên cứu, phục dựng các lễ hội truyền thống của bà con.

Mở hướng đi riêng

Trong chuyến khảo sát du lịch Nam Trà My mới đây do Sở VH-TT&DL  phối hợp với UBND huyện tổ chức, có sự tham gia của đại diện các doanh nghiệp lữ hành cùng chuyên gia du lịch đến từ Đà Nẵng và TP.Hồ Chí Minh. Đa số đều đánh giá cao những tiềm năng, lợi thế của Nam Trà My, nhất là sản phẩm sâm Ngọc Linh. Không chỉ có sâm tốt, bản thân núi Ngọc Linh còn mang vẻ đẹp huyền bí, hoang sơ, khí hậu mát lành cũng rất hấp dẫn với du khách ưa mạo hiểm chinh phục. Theo ông Thái Sơn - Công ty Du lịch Vitours (Đà Nẵng), những tiềm năng này rất phù hợp để xây dựng các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, kết hợp với các bài thuốc cổ truyền của đồng bào dân tộc Xê Đăng, Co, Ca Dong... nhằm thu hút khách cao cấp có nhu cầu nghỉ dưỡng chữa bệnh. “Nam Trà My có 3 lợi thế nổi trội để phát triển du lịch. Thứ nhất là sản phẩm sâm, thứ hai là thiên nhiên và cuối cùng là văn hóa gắn với đời sống đồng bào nơi đây. Xét về góc độ du lịch, nên phát triển loại hình du lịch sinh thái khám phá gắn với sâm Ngọc Linh. Cụ thể, nên kêu gọi đầu tư xây dựng các khu nghỉ dưỡng kết hợp Viện dưỡng lão cao cấp phục vụ khách trong nước và quốc tế với các sản phẩm liên quan tới sâm. Ngoài ra, cũng có thể xây dựng các tour du lịch trải nghiệm, du lịch khám phá, kết hợp chụp ảnh cho các đối tượng khách trẻ (photo tour)...” - ông Sơn đề xuất.

Nam Trà My cũng có những trở ngại để biến những lợi thế thành hiện thực. Ngoài sự mặn mà của doanh nghiệp, đòi hỏi địa phương cần có những chính sách cụ thể tạo nên cơ chế thông thoáng,  nguồn lực đầu tư về hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch tuyến điểm... Ông Hồ Tấn Cường - Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL nhìn nhận, hạn chế lớn nhất của Nam Trà My khi phát triển du lịch chính là hạ tầng giao thông yếu kém, cơ sở lưu trú thiếu thốn, sự hưởng ứng của doanh nghiệp du lịch chưa cao… Do vậy, công tác quảng bá, xúc tiến kết nối với doanh nghiệp là rất quan trọng. “Trước mắt Nam Trà My cần làm tốt công tác quy hoạch, phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, thực hiện chính sách thu hút đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất gắn với công tác quản lý, tuyên truyền quảng bá, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, nhân văn gắn với xác định thị trường khách. Khi làm tốt những yêu cầu đó, chắc chắn trong tương lại không xa Nam Trà My sẽ là điểm đến hấp dẫn, mới lạ của du lịch Quảng Nam” - ông Cường nói.

 

Theo Báo Quảng Nam


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập264
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm261
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại192,336
  • Tổng lượt truy cập90,255,729
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây