Học tập đạo đức HCM

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm việc tại Hà Nam

Thứ bảy - 27/04/2013 10:09
Ngày 27/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã thăm và làm việc với tỉnh Hà Nam về tình hình xây dựng nông thôn mới, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, cũng như giải pháp phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
 

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân gợi ý Hà Nam một số định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: Huy Thắng

Tại buổi làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh Hà Nam, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân biểu dương, đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam đã đạt được trong năm 2012 và quý I/2013.

Trong quý đầu năm 2013, Hà Nam có mức tăng trưởng kinh tế 12,5%; nông nghiệp được mùa; công nghiệp duy trì được nhịp độ phát triển, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2012. Trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới, đến nay tỉnh đã huy động được trên 1.025 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng trên 303 tỷ đồng, số còn lại là vốn Trung ương, ngân sách tỉnh và huy động từ các nguồn vốn lồng ghép khác. Hiện tại, tỉnh đã phát triển được nhiều mô hình chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh... 

Về phát triển các mô hình chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học, Hà Nam đã thực hiện rất quy mô và chặt chẽ, tỉnh cần duy trì cách thức chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học như hiện nay nhằm trở thành điểm mạnh, nổi trội để rút kinh nghiệm cho các địa phương khác học tập.

Đồng thời với việc áp dụng công nghệ mới trong chăn nuôi, phải tính đến khâu tiêu thụ, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm, quan tâm đến môi trường chăn nuôi.

Phó Thủ tướng cho rằng cần đẩy mạnh tư vấn cho các hộ chăn nuôi về thị trường, điều tiết cung cầu tránh tình trạng “đua nhau” không có kế hoạch, dẫn đến dư thừa nguồn cung, người sản xuất phải chịu thiệt về giá cả.

Bên cạnh đó cần có mô hình liên kết tín dụng 3 bên giữa người chăn nuôi, ngân hàng và doanh nghiệp cung cấp thức ăn gia súc. Cụ thể, người dân được ngân hàng hỗ trợ vốn, doanh nghiệp bán hàng nhận tiền trực tiếp từ ngân hàng. Đồng thời tập trung vào hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân, tạo thuận lợi tối đa cho chăn nuôi.

Về vấn đề lao động nông thôn, Phó Thủ tướng nêu lên vấn đề khi áp dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa, sẽ dôi dư lao động. Do đó, địa phương cần nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu lao động, khẩn trương đào tạo lao động có tay nghề cao, bên cạnh việc phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp.

 

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm công nhân đang làm việc trên công trình Khu liên hợp thể thao Hà Nam. Ảnh: VGP/Huy Thắng

Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo các Bộ, ngành xem xét hỗ trợ Hà Nam phát triển cơ sở hạ tầng cho giáo dục và đào tạo, hỗ trợ sản xuất giống gia súc, gia cầm, giết mổ tập trung…

 

Thời gian tới Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ làm việc với Hà Nam về chương trình ứng dụng khoa học công nghệ, góp phần đẩy mạnh việc xây dựng nông thôn mới.

Hoàn thiện công nghệ mới

Cùng ngày, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đến thăm và tìm hiểu mô hình ứng dụng công nghệ mới trong chăn nuôi ở xã Vũ Bản, huyện Bình Lục; thăm chợ đầu mối gia súc, gia cầm tại xã Bối Cầu, huyện Bình Lục;  thăm công trường xây dựng Nhà thi đấu đa năng tỉnh Hà Nam tại xã Tiên Tân, huyện Duy Tiên.

Chị Trần Thị Thanh, ở thôn Miễu, xã Vụ Bản, Bình Lục (Hà Nam) cho biết, gia đình thí điểm nuôi lợn theo hình thức đệm sinh học (tự thấm hút chất thải gia súc), chi phí làm chuồng không cao nhưng môi trường sạch sẽ, tiết kiệm công vệ sinh.

 

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT) Nguyễn Thị Xuân Thu, trong khi nhiều địa phương thất bại nhưng Hà Nam được ghi nhận là điển hình thành công về áp dụng công nghệ mới vào chăn nuôi. Số hộ chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao ở Hà Nam tăng nhanh, từ chỗ năm 2010 có 15 mô hình, năm 2013 có 2.000 mô hình với tổng diện tích 20.000 m2 và 10.000 lợn thịt.

 

Đánh giá cao công nghệ chăn nuôi mới, nhưng Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng lưu ý một số hạn chế cần khắc phục như về nhiệt độ đệm sinh học. Phó Thủ tướng đề nghị địa phương và Bộ, ngành lưu ý nghiên cứu thêm về tác động môi trường, rác thải, đặc biệt là nguồn nước khi áp dụng mô hình nuôi lợn trên đệm sinh học.

Theo Phó Thủ tướng, để triển khai bài bản hơn cần có trung tâm cung cấp giống, địa phương có thể hợp tác với Bộ NNPTNT, các viện nghiên cứu để giải quyết khó khăn về giống.

Huy Thắng

Theo chinhphu.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập335
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại198,487
  • Tổng lượt truy cập90,261,880
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây