Học tập đạo đức HCM

Rào Tre trong câu chuyện về Nông thôn mới

Chủ nhật - 09/09/2012 23:51
Cho đến thời điểm này, trong xây dựng nông thôn mới, xã Hương Liên – huyện Hương Khê mới chỉ đạt hai tiêu chí đó là tiêu chí Điện và tiêu chí Quy hoạch. Còn tất cả mọi vấn đề liên quan khác đều đang rất khó khăn và thiếu thốn. Đặc biệt, là địa phương đặc thù có bản Rào tre của bà con dân tộc Chứt, trình độ nhận thức cũng như đời sống còn nhiều hạn chế, việc phấn đấu thực hiện đồng đều tiến độ xây dựng NTM trong toàn xã là không hề đơn giản.
  
Chúng tôi đến với bản Rào Tre đúng vào ngày tết của bà con đồng bào dân tộc Chứt. Một năm ngoài Tết cổ truyền, đồng bào ở đây còn thêm 2 cái Tết riêng là Tết Lấp lỗ và Tết Cham Cha bới. Tết Lấp lỗ diễn ra sau khi gieo xong mùa màng, trên nương hoa màu gieo trĩa được lấp lỗ. Bà con quây quần bên bếp lửa gia đình đón mừng tết đến, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng sinh sôi và bội thu. Trong ký ức của người Mã Liềng hôm nay, đã xa lắm rồi những cái tết quần tụ bầy đàn bữa đói bữa no trong rừng thẳm. Hầu như tết nào ở đây, bà con cũng được chính quyền địa phương xã Hương Liên phối hợp chặt chẽ với tổ công tác bộ đội biên phòng bản Giàng để cùng tổ chức tết cho bà con. Từ gạo, thịt, cá và các nhu yếu phẩm cần thiết khác, mỗi nhà đều được cấp đủ để cho gia đình đón một cái tết yên vui và ý nghĩa. Cuộc sống mới, đời sống mới đang đổi thay dần trong nếp nghĩ của bà con dân tộc ít người này. Bà Hồ Tĩnh – một người dân ở đây cho biết: Tết giờ khác lắm. Ngày xưa ở trong rừng trong rú thì cả bản cúng một con gà sống. Bây giờ ấm no rồi. Có gạo nhà nước, cá của nhà nước, chăn chiếu cũng của nhà nước…đầy đủ lắm…”
 
 
    
    
Tết với Rào tre: nhận cá thịt, tết bên bếp lửa. (nướng cá, đàn hát)

 Nằm ngay ở cuối bản là gia đình ông Hồ Bắc, một hộ dân được coi là điển hình trong việc làm ăn, xây dựng kinh tế và chăm lo cho con cái học hành của bản Rào Tre. Từ chỗ không biết trồng lúa, không biết học chữ, bây giờ gia đình ông là một trong hai hộ đã có thể tự túc lương thực cho mình, trồng thêm được hoa màu và nuôi được trâu, bò để bán. 4 người con của ông đều được đi học, thậm chí người con gái lớn Hồ Thị Đinh Xuân giờ đang chuẩn bị tốt nghiệp trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật quân đội. Hơn ai hết, ông hiểu được giá trị của đời sống văn hóa mới có ý nghĩa như thế nào trong nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc mình. Dẫu trong ngôn ngữ trò chuyện có nhiều câu chữ vẫn chưa tròn vành rõ nghĩa nhưng ông vẫn hồ hởi nói với tôi rằng: “Bây giờ thì biết rồi. Rượu không nghiện, thuốc lá không nghiện. Phải lo làm ăn thôi. Ăn bữa ni thì phải biết lo bữa sau, có bữa sau thì lo bữa sau nữa. Phải biết sắp xếp cuộc sống cho tuần tự (cho có kế hoạch - PV)…”

Có thể với bà con dân tộc Chứt, khái niệm nông thôn mới đang là một câu chuyện khá mơ hồ. Bà con không biết nhiều về tiêu chí này, phấn đấu nọ, nhưng ít nhất, trong sinh hoạt, trong văn hóa và cả trong phát triển kinh tế… bà con đang nỗ lực vươn mình để hòa nhịp cùng cuộc sống của người Kinh. Bản Rào tre hôm nay đã có đường rộng, được nhựa hóa sạch sẽ, hệ thống nước sạch được đầu tư theo các nguồn vốn của dự án, hỗ trợ đáng kể cho bà con trong việc đảm bào vệ sinh môi trường. 33 hộ dân với 129 nhân khẩu, bản rào Tre đã hình thành được các tổ chức đoàn thể như đoàn thanh niên, hội phụ nữ; đã có một chi bộ với 3 đảng viên nòng cốt, năng động đi đầu trong mọi hoạt động. Có sự quan tâm của các cấp ủy đảng chính quyền, sự hướng dẫn, dìu dắt của bộ đội biên phòng… Rào Tre hôm nay đã thực sự đổi thay với nhiều gam màu mới.

Mặc dù vậy, nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, theo lộ trình xã Hương Liên phải về đích vào năm 2020. Đến thời điểm này, ngoài tiêu chí Quy hoạch, toàn xã mới chỉ đạt một tiêu chí duy nhất về điện, hoàn thành đúng lộ trình là không hề đơn giản. Hương Liên có 9 xóm, 1 bản, tất cả đều nằm trong địa bàn vùng sâu, muốn xây dựng, làm đường… kinh phí vận chuyển, mua sắm… tất cả đều phải đội lên gấp ba, thậm chí gấp 4 lần so với các xã bình thường. Khó khăn vì thế mà tăng lên gấp bội. Nói như thiếu tá Dương Thanh Tịnh – Tổ trưởng tổ công tác bản Rào Tre – Đồn biên phòng Bản Giàng: Với đồng bào dân tộc Chứt, 33 hộ dân, phần lớn đều chưa thể tự chủ được cuộc sống, mọi sinh hoạt đang trong quá trình hướng dẫn và làm theo để tập thích ứng… vì thế xây dựng Nông thôn mới ở đây, áp lực còn nhiều lắm.
 
        
 Rào tre hôm nay đã có nước sạch, đường rộng nhưng giãn dân là một nhu cầu bức thiết.

Vấn đề khó nhất trong việc xây dựng nông thôn mới liên quan đến bản Rào Tre chính là việc giãn dân và định hướng sản xuất. 33 hộ dân với 129 nhân khẩu chỉ có 2,4ha đất lúa và hoa màu và 34ha rất rừng. Nếu được mùa, bà con chỉ có thể tự túc lương thực được trong vòng 4 tháng, còn lại trông chờ vào sự giúp đỡ của Đảng và nhà nước. Mặc dù chính quyền địa phương đã có định hướng sẽ chuyển số đất rừng của bà con thành vùng chuyên canh trồng cây cao su nhằm tạo việc làm và thu nhập ổn định cho bà con đồng bào dân tộc. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau nên đã ba năm thực hiện liên kết với công ty cao su mà vẫn chưa thành công. Theo ông Nguyễn Tiến Lành – Chủ tịch UBND xã Hương Liên – Hương Khê cho biết: Trong xu thế chung, để có đất ở và sản xuất, việc giãn dân của đồng bào Chứt là một nhu cầu tất yếu. Hương Liên còn quỹ đất và việc này cũng đã được đưa vào đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới nhưng để thực hiện được điều này, không ít vấn đề phải được giải quyết. Điều này nội lực một xã nghèo như Hương Liên cũng chưa thể làm được.

Nông thôn mới với xã vùng sâu vùng xa Hương Liên là một điều không hề đơn giản. Với bản Rào Tre, trong câu chuyện về nông thôn mới, đồng bào Chứt vẫn còn rất nhiều điều phải học, hiểu và tập làm theo. Nỗ lực để đổi thay, hòa nhịp, biến những giấc mơ vượt núi thành sự thực của bà con nơi đây…cần lắm sự tiếp sức của cả cộng đồng.

 Thuận Huế
Đài PT-TH  Hà Tĩnh
           
           
 
 
 
 
 
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập317
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm302
  • Hôm nay41,408
  • Tháng hiện tại816,686
  • Tổng lượt truy cập91,990,415
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây