Học tập đạo đức HCM

TP. Hà Tĩnh: Lúa hỏng vì nước thải nhà máy bia

Thứ sáu - 10/02/2012 20:18
Thời gian qua nhà máy bia Sài Gòn – Hà Tĩnh xả thải bẩn trực tiếp ra môi trường nhưng không hiểu vì sao vẫn tồn tại lâu như thế mà không bị xử lý?

Lúa hỏng vì nước thải nhà máy bia

Nhận được phản ánh của người dân, chúng tôi đã nhiều lần tới cống xả thải của nhà máy bia Sài Gòn – Hà Tĩnh (chi nhánh của Công ty bia Sài Gòn – Nghệ Tĩnh) mục sở thị nhà máy này xả thải bẩn ra môi trường.

Nhà máy nằm trên đường 26 tháng 3 thuộc phường Văn Yên – TP. Hà Tĩnh. Công suất 10 triệu lít/năm. Nước thải ra môi trương chỉ tính từ tháng 5- 10 năm nay đã lên trên 52.280m3 được thải tới kênh T18 chảy ra sông Rào Cái, tại vị trí thải nước đục ngầu và có mùi hôi thối.

TP. Hà Tĩnh: Lúa hỏng vì nước thải nhà máy bia
Nước thải bẩn từ nhà máy bia Sài Gòn - Hà Tĩnh xả thẳng ra kênh. Ảnh: Vương Long.

Ông Trần Quang Trung, Giám đốc nhà máy bia cho rằng: Tinh thần thì năm ngoái (2010) lũ ngập hết thiết bị ở đây, lúc đó hệ thống xử lý rác thải nhiều năm rồi nên nó bị sập, một phần thì chúng tôi thải 300m3/ngày đêm. Đầu năm sản xuất nhiều do cái bể nó hỏng nên quá một tí, còn cuối năm này thì sản xuất ít nên nước thải không thải ra nhiều. Theo kết quả quan trắc môi trường định kỳ gần đây nhất nói chung các chỉ tiêu nằm trong cho phép cả. Phải nói rằng để cho nó tuyệt đối thì chưa được, mùi hôi thối không thể tránh khỏi được.

Hệ thống nước thải như thế tôi cũng đã thuê tư vấn để xử lý, tổng số để xử lý hơn 700 triệu, mà nhà máy mới hoàn thành thì ngưng ở đây. Báo cáo với lãnh đạo tỉnh, các anh bên Tỉnh ủy, Ủy ban không đầu tư nữa lãng phí. Nếu ngừng sản xuất thì công nhân không có việc làm, còn thời gian ngắn nữa nên đề nghị các anh cho tiếp tục sản xuất, đồng thời đề nghị Tổng công ty cho giảm sản lượng sản xuất ở đây.

Vô hình trung, sợ lãng phí và công nhân không có việc làm nên nhà máy bia vẫn ngày đêm xả thải ra môi trường, bất chấp sự tác động của nó tới môi trường và người dân xung quanh. Cách đây không lâu nhà máy này đã phải đền lúa cho dân do nước thải của nhà máy làm cho cây lúa tốt nhưng hạt lép.

Một người dân gần nhà máy cho hay: Vùng lân cận chịu ảnh hưởng rất lớn từ nguồn nước bẩn của nhà máy bia tới đồng ruộng và nuôi trồng thủy sản.

TP. Hà Tĩnh: Lúa hỏng vì nước thải nhà máy bia
Đã hòa vào kênh T18 nước thải vẫn đục ngầu. Ảnh: Vương Long.

Ông Trần Quang Trung cũng cho biết thêm: Hiện tại bây giờ ngày sản xuất ước tính ngày khoảng 250 m3, hiện nay khoảng 50m3, khoảng 8 tiếng xả một lần... Và hiện tại không nghe mùi hôi thối gì cả.

Trên thực tế, tại nhiều thời điểm khác nhau chúng tôi tới hiện trường thì nhà máy này đều xả thải bẩn và thối và khi bắt đầu cuộc trò chuyện ông Trung cũng thừa nhận “nước thải có mùi trứng thối...”.

Liên quan đến vấn đề môi trường ảnh hưởng đến đời sống dân sinh gần nhà máy bia, ngày 23/12, ông Lê Hữu Hùng, Phó chủ tịch phường Văn Yên, TP. Hà Tĩnh cho biết:

Đầu tháng 11. 2011, Trung tâm quan trắc và kỷ thuật môi trường Hà Tĩnh cũng chỉ ra một số chỉ tiêu vượt quá giới hạn Quy chuẩn Việt Nam trong nhận xét của mình. Dù 2 bể xử lý nước thải nhà máy một bể hỏng, chỉ còn một bể, nước thải ra kênh T18 đục ngầu nhưng kết luận thì cho rằng “hệ thống xử lý nước thải, khí thải ra môi trường nằm trong giá trị quy chuẩn môi trường Việt Nam Hiện Hành”.

Mặc dầu, Nhà máy bia Sài Gòn – Hà Tĩnh triền miên xả thải bẩn ra môi trường nhưng ngày 11.11.2011, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh vẫn gia hạn xả nước thải vào nguồn nước cho nhà máy này!

Bảo vệ môi trường nhà máy bia không đảm bảo...

Ông Lê Hữu Hùng, Phó chủ tịch phường Văn Yên, TP. Hà Tĩnh cho biết: Bây giờ nhà máy bia vẫn tiếp tục xả thải mặc dầu hệ thống xử lý nước thải đã hỏng không xử lý được. Mùa này còn đỡ chứ mùa hè thì ô nhiễm lắm! Nước thải ở đó bốc lên mùi hôi thối. Nhân dân và phường đã làm văn bản và làm việc nhiều lần với nhà máy bia đề nghị không xả thải bẩn ra môi trường.

Nhà máy bia cũng đã trả tiền thiệt hại lúa vụ Đông Xuân 2011 cho 29 hộ dân với gần 12.000m2 diện tích lúa bị thiệt hại do nước thải. Chứ vụ Hè Thu 2011 họ vẫn chưa trả cho dân. Từ ba năm nay lúa của dân mùa nào cũng bị thiệt hại do nước thải từ nhà máy bia.

Nếu tình trạng này kéo dài hai ba năm nữa thì: Thứ nhất là ô nhiễm môi trường đến trực tiếp người; Thứ hai càng ngày sản xuất nông nghiệp khó khăn, không thể mang lại năng suất trên diện tích canh tác đó nữa; Thứ ba là có 6ha diện tích nuôi trồng thủy sản đã quy hoạch đầy đủ nhưng do nước thải nhà máy nên không thể nuôi trồng. Quy hoạch đó nhưng dân không dám đầu tư vì nước thải nhà máy bia.

Ông Hùng cũng đưa ra mong muốn của nhân dân: Đề nghị các cấp chính quyền làm sao để nước thải nhà máy đảm bảo vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng đến đời sống dân sinh, không ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của nhân dân trên địa bàn.

TP. Hà Tĩnh: Lúa hỏng vì nước thải nhà máy bia
Nhà máy bia có 2 bể xử lý rác thải thì hỏng mất một bể. .Ảnh: Vương Long.

Đại tá Hoàng Việt Thành, Trưởng phòng Cảnh sát Môi trường Hà Tĩnh cho biết: "Nhà máy bia đang trong quá trình xây dựng cơ sở mới, đây là một cơ sở cũ, công nghệ lạc hậu, nâng cấp chắp vá.

Về công tác môi trường sòng phẳng mà nói là có nhưng không đảm bảo

Năm 2008 kiểm tra chất thải phát hiện chất thải nhưng chủ yếu là nước thải vượt quá ngưỡng cho phép. Tỉnh thông tin lại là cho khắc phục thiếu sót.

Năm 2010 họ cải tạo lại hệ thống xử lý chất thải nhưng gặp trục trặc, làm sắp xong thì lũ tàn phá đi và họ không làm lại nữa.

Năm 2011 thấy bức xúc, Phòng Cảnh sát Môi trường phối hợp với sở Tài nguyên Môi tường kiểm tra và xử phạt 60 triệu đồng và yêu cầu khắc phục. Quyết định xử phạt này do ông Lê Đình Sơn - Phó chủ tịch UBND tỉnh ký.

Công bằng mà nói, họ không làm mới mà chỉ gia tăng men vi sinh.

Chúng tôi có kiểm tra, có chất thải vượt tiêu chuẩn, họ không xúc tiến khắc phục sự cố và chúng tôi cũng phạt rồi chứ đình chỉ sản xuất thì không phải thẩm quyền của chúng tôi".

Điều này chứng tỏ, nhà máy bia Sài Gòn - Hà Tĩnh gây ô nhiểm môi trường, nhưng tỉnh Hà Tĩnh "ưu ái" mặc họ xả thải gây ô nhiễm môi trường.

Theo baohatinh.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập785
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại743,123
  • Tổng lượt truy cập93,120,787
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây