Học tập đạo đức HCM

'Tất cả là nhờ 'anh' nông thôn mới'

Chủ nhật - 19/08/2018 10:00
Xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, vùng quê là cái nôi cách mạng đang thay đổi từng ngày cùng với phong trào xây dựng nông thôn mới. Theo lãnh đạo xã, tất cả là nhờ ‘cái anh nông thôn mới”.

Thoát nghèo “truyền kiếp”

Chị Đỗ Thị Thao và anh Trần Văn Khoa (xóm Song Thái 3, xã Điềm Mặc) cưới nhau năm 2006 khi cả người tròn 23 tuổi. Chị Thao kể, gia đình hai bên đều khó khăn, vất vả lắm mới lo được đám cưới. Sau ngày cưới anh chị ở chung với bố mẹ chồng được gần 3 năm. Gia đình nhà chồng đông anh em, năm 2009 anh chị phải chuyển ra ở nhờ ngôi nhà một người họ hàng đi làm ăn xa.

Gia sản duy nhất chỉ có 3 sào đất đồi trồng chè của bố mẹ chồng chia cho, mỗi tháng làm vài ngày là hết việc và thu nhập cũng rất eo hẹp. Sinh được con trai năm 2007, anh chị lao vào đi làm thuê. Ai thuê gì cũng làm, từ hái chè, phụ hồ. Khi những khu công nghiệp mở cửa, tuyển người, anh chị cũng đăng ký làm công nhân.

Nhưng dù là làm thuê hay làm công nhân, ráo mồ hôi thì tiền công cũng chẳng còn được là bao. Hai vợ chồng sau nhiều năm lấy nhau vẫn thuộc diện hộ nghèo nhưng ý chí quyết vươn lên thoát nghèo thì vẫn nung nấu.

Rồi anh chị được vay vốn phát triển kinh tế từ Ngân hàng Chính sách Xã hội thông qua sự tín chấp của Đoàn thanh niên. Lần đầu tiên được cầm số tiền 50 triệu nhưng đôi vợ chồng trẻ vẫn đủ tỉnh táo để lựa chọn hướng đầu tư đúng đắn: họ quyết định nuôi bò sinh sản.

Ngay trong năm đầu bò đã sinh được bê con, điều đó tiếp thêm động lực để vợ chồng chị càng cố gắng. Vẫn tiếp tục đi hái chè thuê, phụ hồ nhưng vợ chồng chị tranh thủ mọi thời gian rảnh rỗi cắt cỏ nuôi đàn bò của mình.

Bán bê có thêm vốn anh chị tiếp tục mở rộng chăn nuôi thêm lợn, gà.

Từ hai bàn tay trắng, đến thời điểm này anh chị đã mua được đất, xây ngôi nhà khang trang và mua sắm máy vò chè, sao chè cũng vật dụng cần thiết trong gia đình. Năm 2017, anh chị chính thức thoát nghèo. Và như tự “thưởng công” cho sự cố gắng của mình, vợ chồng chị đã quyết định sinh thêm một bé gái, sau 10 năm chỉ dám sinh một con để dành thời gian và sức khỏe làm kinh tế.

Giảm nghèo bền vững nhờ nông thôn mới

Ông Ma Duy Vụ, Chủ tịch xã Điềm Mặc cho biết, những trường hợp như vợ chồng anh Khoa, chị Thao không phải là hiếm. Gia đình đông con, ruộng đất thì có hạn nên sau khi lập gia đình hầu như họ không có tư liệu sản xuất. Tuy nhiên, với ý chí vươn lên làm giàu và được sự hỗ trợ vốn, giống, kỹ thuật từ chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể, họ đã vươn lên gây dựng được cơ nghiệp cho mình.

Ông Vụ khẳng định: “Tất cả là nhờ cái anh “Nông thôn mới”. Có vốn, có giống, có kỹ thuật và quan trọng nhất là phong trào xây dựng nông thôn mới đã thay đổi nhận thức của tất cả mọi người từ cán bộ đến người dân...”

Ông Vụ cho biết, xã tự hào là cái nôi cách mạng, là một phần của Thủ đô gió ngàn, nhưng nhiều năm cái nghèo cứ bủa vây người dân. Lý do cũng rất đơn giản, giao thông đi lại khó khăn, xã thuần nông chỉ biết trông vào cây lúa và cây chè, chăn nuôi thì nhỏ lẻ chủ yếu là tự cung tự cấp. Mọi thứ đều nằm trong vòng luẩn quẩn, thiếu vốn thiếu khoa học kỹ thuật nhưng ngay cả khi sản xuất được thì nông sản cũng khó lòng tìm được đầu ra vì giao thông quá khó khăn.

Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí cũ là hơn 30%.

Nhưng tất cả thay đổi từ năm 2011 khi Điềm Mặc đặt quyết tâm xây dựng nông thôn mới.

 

Một tiết mục văn nghệ tại làng du lịch Bản Quyên. - Ảnh: VGP/Quang Lê

Cơ sở hạ tầng được đầu tư một cách cơ bản. Trong 7 năm qua, đã có 24km đường bê tông liên xã, liên thôn được xây dựng giúp bà con thoát cảnh chỉ có một phương thức giao thông duy nhất là đi bộ trong những ngày mưa.

Cùng với đó là 6 km kênh mương nội đồng được xây dựng giúp việc tưới tiêu trở nên dễ dàng.

Ngay sau ngày “phát lệnh” xây dựng nông thôn mới, những đồng vốn đầu tư từ Ngân hàng Chính sách Xã hội cũng đã chảy về với bà con Điềm Mặc. Trước năm 2011, cả xã chỉ có dư nợ hơn 2 tỷ đồng. Nay dư nợ đã lên đến 24 tỷ đồng thông qua hoạt động tín chấp của 4 tổ chức chính trị xã hội: Nông dân, Phụ nữ, Đoàn thanh niên và Cựu chiến binh.

Cùng với vốn là khoa học kỹ thuật. Chính quyền xã cùng với các tổ chức đoàn thể liên tục phối hợp với phòng Nông nghiệp huyện, Trung tâm khuyến nông mở các lớp tập huấn nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi.

Nhờ kiến thức mới, bà con biết cách nhận biết và mua giống lúa chất lượng tốt, cho năng suất cao hơn. Giống chè Trung du chất lượng và năng suất thấp được thay thế bằng các giống chè Lai xanh LDP1, TRI 777, Phúc Vân Tiên, Kim Tiên... Giống chè mới không chỉ có ưu thế về chất lượng, hình thức mà còn có giá thành cao hơn từ 5-6 lần so với giống chè cũ.

Chăn nuôi cũng có nhiều cải thiện. Từ việc tự cung tự cấp, người dân đã vay vốn đầu tư chăn nuôi gia súc gia cầm hàng hóa với quy mô lớn hơn, nhiều hộ đã nuôi những đàn bò để khai thác thực phẩm.

 Cùng với đó, các lớp dạy nghề may của Hội Phụ nữ được mở đào tạo nghề cho hơn 100 hội viên, phụ nữ. Sau khi học nghề, chị em tìm được việc làm tại các khu công nghiệp mới mở.

Với việc thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tạo thêm nhiều ngành nghề mới, cuộc sống của người dân đã dần thay đổi. Trong 7 năm qua, mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo đã đều đặn giảm 3-4 %.

Kinh tế, thu nhập của người dân được nâng lên, đời sống văn hóa cũng được quan tâm. Các thủ tục trong việc cưới việc tang dần được rút gọn theo nếp sống mới. Thay vì việc ăn uống linh đình trong nhiều ngày, người dân đã tiến tới giản tiện hơn. Đám cưới gộp tục ăn hỏi cùng với lễ cưới, đám tang không kéo dài quá 24h, các thủ tục kèm trống khóc mướn cũng không còn kéo dài cả đêm như trước.

Năm 2017, UBND tỉnh Thái Nguyên công nhận điểm du lịch địa phương làng văn hóa du lịch Bản Quyên tại xã Điềm Mặc. Tại đây các đội văn nghệ địa phương được thành lập để giới thiệu những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Tày đến du khách.

Một Điềm Mặc mới đang thay đổi từng ngày. Chủ tịch xã Ma Duy Vụ cho biết, xã đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2021 sẽ về đích trong xây dựng nông thôn mới.  

Quang Lê/ Báo CHính phủ

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập394
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm387
  • Hôm nay30,868
  • Tháng hiện tại209,435
  • Tổng lượt truy cập90,272,828
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây