Học tập đạo đức HCM

Thanh lọc, chấn chỉnh hoạt động SX-KD giống, vật tư nông nghiệp

Thứ tư - 22/04/2015 05:14
Kết luận Thanh tra số 133/KL-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện về trách nhiệm của các sở, ngành và địa phương trong việc thực hiện quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh (SXKD) giống, vật tư nông nghiệp (VTNN). Cùng với việc yêu cầu các bên liên quan nghiêm túc kiểm điểm và xử lý kỷ luật thì biện pháp “xử trảm” 603 cơ sở vi phạm về kinh doanh được xem là quyết định “rắn” nhất từ trước tới nay, mở đường cho việc chấn chỉnh hoạt động SXKD giống, VTNN...

Loại 603 cơ sở ra khỏi hệ thống

Như đã đề cập ở bài viết trước, trong số 865 cơ sở vi phạm SXKD giống, VTNN thì chỉ có 8 cơ sở do tỉnh quản lý, còn 857 cơ sở thuộc cấp huyện, xã. Kết quả thanh tra cho thấy sự quản lý lỏng lẽo, thiếu trách nhiệm của các nhà quản lý cấp huyện. Hàng chục năm qua, hoạt động SXKD lĩnh vực giống diễn ra hoàn toàn tự phát, tùy tiện và không theo một quy hoạch nào.

Quản lý SX-KD giống, vật tư nông nghiệp: Thanh lọc, chấn chỉnh!

Nông dân Thạch Tân (Thạch Hà) từng thất vọng khi giống VTNA 2 nảy mầm kém

Kết luận Thanh tra số 133/KL-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: “UBND các cấp tuy đã có văn bản chỉ đạo hướng dẫn về SXKD giống, VTNN nhưng chủ yếu là văn bản chung, hầu hết mới được ban hành trong thời gian đoàn thanh tra làm việc vào cuối năm 2014… Công tác quản lý còn buông lỏng kéo dài, thiếu trách nhiệm, để các cơ sở thành lập và hoạt động nhưng không có đầy đủ các điều kiện theo quy định…”.

“Bản án” cho những yếu kém trong quản lý nhà nước là mỗi địa phương phải tự kiểm điểm nghiêm túc, xử lý dứt điểm vi phạm. Đối với những địa phương có số lượng vi phạm lớn (Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Thạch Hà, Can Lộc), UBND tỉnh yêu cầu làm rõ trách nhiệm và có hình thức kỷ luật rõ ràng những tập thể, cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm.

Mạnh tay hơn, UBND tỉnh chính thức chỉ đạo các huyện ra quyết định “tuýt còi” chấm dứt hoạt động 603 cơ sở vi phạm về kinh doanh (chiếm hơn 2/3 cơ sở do cấp huyện quản lý). Những vi phạm chủ yếu là không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không có chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y và thuốc bảo vệ thực vật. Số còn lại, xử lý hành chính theo luật định. Đây được xem là hồi chuông cảnh tỉnh những đối tượng đang cố tình làm trái pháp luật, chủ trương của Nhà nước. Đồng thời, có thể coi đây là “cuộc cách mạng” để các địa phương có cơ hội xây dựng lại mạng lưới cơ sở SXKD giống, VTNN trên địa bàn. Từ đó, xác định quy mô, số lượng cần thiết đảm bảo cung ứng cho bà con nông dân đủ, đúng và một mối thống nhất.

Đẩy mạnh tuyên truyền - giải pháp tối ưu

Nhìn nhận ở góc độ nào đó thì lỗi không hoàn toàn xuất phát từ người kinh doanh. Họ, trước hết là những người dân, có khi cơ ngơi mà người ta gọi là cơ sở SXKD chỉ là một lều quán rộng khoảng 10-15 m2. Trước nhu cầu thực tế, họ tiện thể nhập về một ít hàng hóa bán kèm với tạp hóa mà không hề hay biết, đó là hàng kinh doanh có điều kiện. Cũng có khi chỉ mang tính thời vụ, cung ứng vào lúc cao điểm của sản xuất. Tất nhiên, không ngoại trừ những trường hợp “té nước theo mưa”, ở các địa phương, tỷ lệ này không hề nhỏ. Việc không tổ chức tuyên truyền, quán triệt các quy định của pháp luật về SXKD giống, VTNN đến người dân một cách triệt để thì việc vi phạm âu cũng là điều dễ hiểu.

Quản lý SX-KD giống, vật tư nông nghiệp: Thanh lọc, chấn chỉnh!

Phòng chống cháy nổ là một trong những điều kiện bắt buộc đối với các cơ sở SXKD giống, vật tư nông nghiệp. Ảnh: Thăng Long

Việc xử lý vi phạm phải được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân được biết. Như thế mới đủ sức răn đe doanh nghiệp. Về vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh đã yêu cầu Sở NN&PTNT chủ trì kiểm tra, đánh giá phân loại các cơ sở SXKD theo Thông tư 14/2011 của Bộ NN&PTNT. Theo đó, công khai danh sách các cơ sở SXKD đủ điều kiện hoặc không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của tỉnh.

Cùng đó là tăng cường việc tuyên truyền quy định của pháp luật về SXKD cũng như tác hại của việc kinh doanh, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng đối với cộng đồng. Khuyến cáo bà con nông dân lựa chọn sử dụng những vật tư đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng của các doanh nghiệp có uy tín trên thị trường vì sự an toàn của bản thân, cộng đồng và sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp.

N.O
Nguồn: baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập629
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại792,865
  • Tổng lượt truy cập93,170,529
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây