Học tập đạo đức HCM

Trăn trở xã điểm vùng cao

Thứ ba - 01/07/2014 22:32
Cả hệ thống chính trị của xã vùng cao Nam Tuấn (huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) đã vào cuộc và nhận được sự ủng hộ tích cực của người dân trong công cuộc xây dựng NTM.

Trăn trở xã điểm vùng cao

Con đường bê tông được xây dựng trên bằng kinh phí tự nguyện đóng góp hơn 10 triệu đồng/hộ dân xóm Pác Pan



Dẫu vậy, lộ trình vẫn còn nhiều trắc trở.

Người dân dốc sức

Xã Nam Tuấn là 1 trong 4 xã điểm của tỉnh Cao Bằng trong xây dựng NTM. Với 13/19 tiêu chí đã đạt, để hoàn thành các tiêu chí còn lại, xã cần được đầu tư cải tạo nâng cấp chợ hàng hóa, công trình bê tông hóa kênh mương nội đồng, các dự án phát triển kinh tế... với tổng nhu cầu vốn 160 tỷ đồng.

Xã Nam Tuấn là vùng SX nguyên liệu thuốc lá lớn của huyện Hòa An. Toàn xã có 594 ha đất SXNN, hơn 123 ha đất rẫy, hơn 2.500 ha đất lâm nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người đạt 16 triệu đồng/năm, trong đó từ sản phẩm nông nghiệp chiếm 80%. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 6,3%.

Bà Nông Thị Thoa, Phó Chủ tịch UBND xã Nam Tuấn, đã nhiệt tình đưa chúng tôi đi tham quan con đường liên xóm Pác Pan - Nà Khao, hai bên đường là những thửa ruộng tươi tốt. Để làm được con đường này, nhiều hộ dân đã phải nhường phần đất “bờ xôi ruộng mật” của gia đình mình.

Ông Hoàng Quang Bảo, trưởng xóm Nà Khao, cho biết, ông cùng với ông Viện, trưởng xóm Pác Pan, đã mất nhiều đêm đi đến từng hộ dân để vận động hiến đất, may mà được bà con đồng lòng chung sức.

Khi được nhân dân tín nhiệm bầu làm trưởng xóm, ông Bảo luôn suy nghĩ làm thế nào để đời sống của người dân được cải thiện và làm được đường để mọi người dân đi lại thuận lợi. Đầu tiên là vận động người dân trong xóm lấy đất đá lấp những đoạn đường lầy lội, san mặt đường bằng phẳng để dễ đi lại.

"Khi Chương trình xây dựng NTM được triển khai đến xã, chúng tôi đã cùng với Chi bộ xóm  tổ chức họp lấy ý kiến của nhân dân để xây dựng một số công trình phúc lợi, đường GTNT, phối hợp với các tổ chức đoàn thể của xóm và những cán bộ, đảng viên về hưu tuyên truyền, vận động mọi người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa xây dựng NTM, đồng thời gắn việc xây dựng NTM vào quy ước, hương ước cụ thể của xóm", ông Bảo cho hay.

Đến nay, đường liên xóm Nà Khao - Pác Pan đã bê tông hoá được hơn 1.500 m, kiên cố hoá được nhiều công trình thuỷ lợi, đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt, trên 80% hộ gia đình trong xóm có máy cày bừa phục vụ SX.

Theo người dân xã Nam Tuấn, sở dĩ phong trào góp công, góp của, góp đất làm đường được thuận lợi như vậy vì lãnh đạo xã luôn gương mẫu đi đầu thực hiện. Điển hình là Chủ tịch UBND xã Hoàng Văn Tùy đã tự nguyện góp 15 triệu đồng để làm đường bê tông. Ông Tùy cũng vận động được nhiều gia đình anh em họ hàng và bà con làng xóm hiến đất và góp tiền làm đường.

Trưởng xóm Pác Pan Hoàng Văn Viện chia sẻ, theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, trong năm 2013, có 9 hộ dân Pác Pan đã tự nguyện góp mỗi hộ 11 triệu đồng để làm 750 m đường.

Với những kết quả đã đạt được trong phong trào xây dựng đường bê tông nông thôn, tại Hội nghị sơ kết Nghị quyết TW 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và biểu dương các xã điển hình trong phong trào xây dựng GTNT giai đoạn 2008-2013, Nam Tuấn đã được Bộ trưởng Bộ GT-VT tặng Bằng khen.

Đến 2014, chương trình không được phân bổ nữa nhưng các hộ lại tự vận động nhau góp mỗi hộ 2 triệu đồng và được xã hỗ trợ nhân lực trong dịp diễn tập dân quân tự vệ, làm được thêm 180 m. Còn 300 m, dù Nhà nước có hỗ trợ nữa hay không thì bà con trong xóm cũng kiên quyết thực hiện cho bằng xong trong năm 2015.

Theo bà Nông Thị Thoa, trong thời gian qua, Nam Tuấn thực hiện có hiệu quả việc làm đường. Qua 3 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM, nhân dân trong xã đã đóng góp hơn 10 ngày công, gần 2 tỷ đồng và 12.000m2 đất để bê tông hóa đường làng ngõ xóm, đường nội đồng.

Khắc khoải chờ vốn

Hơn 3 năm triển khai thực hiện, Chương trình xây dựng NTM ở xã Nam Tuấn đã đạt được những kết quả tốt, bộ mặt nông thôn chuyển biến tích cực, nhiều mô hình phát triển SX có hiệu quả, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của xã, thu nhập của người dân tăng từ 12 lên 16 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 13,1% năm 2011 xuống còn 6,3% năm 2014.

Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp nên khả năng huy động nội lực trong nhân dân còn hạn chế. Nhu cầu năm 2014 cần khoảng 1,2 tỷ đồng để hoàn thành 7.300m đường làng, đường nội đồng nhưng không được phê duyệt và cấp kinh phí.

Để hoàn thành các tiêu chí còn lại cần được đầu tư 160 tỷ đồng, gồm: Tiếp tục đầu tư 2,5 km tuyến đường liên xã Cốc Chủ - Đại Tiến và bê tông hóa đường làng ngõ xóm với 40 tỷ đồng; xây dựng 2 trạm điện; mở rộng khuôn viên, nâng cấp trường học 10 tỷ đồng; xây dựng, tu bổ các khu thể thao, nhà văn hóa xã, khuôn viên hành chính xã 30 tỷ đồng; hỗ trợ nhà ở dân cư 60 tỷ đồng; đầu tư trạm y tế, trang thiết bị 5 tỷ đồng…

"Tiếc là phong trào hiến đất, góp công góp của làm đường đang rầm rộ thì chương trình lại không được tiếp tục do Nhà nước không phân bổ nguồn vốn về địa phương", bà Nông Thị Thoa nuối tiếc.

Một số nội dung cần đầu tư tiếp cũng chưa thực hiện được do thiếu kinh phí như cải tạo nâng cấp chợ Háng Hóa, công trình bê tông hóa kênh mương nội đồng, các dự án phát triển kinh tế có thu nhập mang tính bền vững giảm tối thiểu nguy cơ tái nghèo…

Lãnh đạo xã Nam Tuấn cho rằng với thời gian ngắn và khó khăn về kinh phí như vậy, xã khó có thể hoàn thành Chương trình xây dựng NTM theo đúng kế hoạch.

Nguồn: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập334
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại837,248
  • Tổng lượt truy cập92,010,977
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây