Học tập đạo đức HCM

Trí thức trẻ hiến kế xây dựng nông thôn mới

Thứ hai - 27/08/2012 20:07
5 nhóm chủ đề bức thiết nhất về xây dựng nông thôn mới (NTM) hiện nay đã được các thủ khoa bàn luận và đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo, táo bạo và đầy tính khả thi, thể hiện trách nhiệm của tuổi trẻ với Thủ đô và đất nước.
 
 
Lễ tuyên dương thủ khoa xuất sắc
 
Nằm trong chuỗi sự kiện gặp gỡ 275 thủ khoa và tuyên dương 107 thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc các trường đại học, học viện, trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2012 do Thành ủy, HĐND, UBND TP.Hà Nội tổ chức thường niên, vừa qua, Thành đoàn Hà Nội đã tổ chức tọa đàm "Thủ khoa với xây dựng nông thôn mới”.
 
Trước khi diễn ra buổi tọa đàm, trong 2 ngày 18, 19-8, đoàn thủ khoa đã có 2 ngày tham gia hoạt động theo chuyên đề trên tại xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ - một xã điểm xây dựng NTM của Hà Nội. Tại đây, các thủ khoa đã tham gia Lễ Dâng hương và trồng cây lưu niệm tại đền thờ Hai Bà Trưng, khởi công xây dựng sân chơi cho thiếu nhi huyện từ nguồn kinh phí do các thủ khoa trích từ tiền thưởng cùng nguồn quỹ do đoàn viên thanh niên Thủ đô đóng góp. Đồng thời, tham quan, tìm hiểu một số mô hình tiêu biểu về kinh tế, xã hội, quy hoạch, môi trường trên địa bàn huyện Phúc Thọ, tập trung vào 5 nhóm ý tưởng: ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, dân trí và phát huy văn hóa truyền thống, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, quy hoạch và quản lý quy hoạch.
 
Trao đổi tại buổi tọa đàm, bạn Trương Quỳnh Trang (Thủ khoa ĐH Công nghiệp) cho rằng, việc ứng dụng KHCN vào sản xuất còn nhiều hạn chế, năng suất của ngành nông nghiệp còn thấp. Do đó, trong thời gian tới, việc trang bị máy tính và mạng Internet là rất cần thiết, để người dân có thể dễ dàng tiếp cận thông tin. Về phía chính quyền cơ sở cũng cần thường xuyên cập nhật dữ liệu, cũng như cho đội ngũ cán bộ trẻ trao đổi chia sẻ thông tin. Đặc biệt, chúng ta có thể xây dựng một trang Farmbook – một dạng như mạng xã hội Facebook nhằm giúp người nông dân và các nhà khoa học trao đổi với nhau, từ đây nâng cao năng suất lao động, sản lượng nông nghiệp.
 
Về chủ đề "Dân trí và phát huy văn hóa truyền thống”, các thủ khoa cho rằng, hiểu biết về nông thôn mới, nhận thức về pháp luật, bảo vệ môi trường và chăm sóc sức khỏe của nhiều người dân còn hạn chế. Do đó, trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đề cao tiêu chí đơn giản, dễ hiểu, có tính chọn lọc, tổ chức các chương trình truyền thanh, tọa đàm mang tính chuyên đề, biên soạn sổ tay về xây dựng NTM cho người dân. Đặc biệt, tại Phúc Thọ có tới 18 làng nghề truyền thống được công nhận, do đó, việc xây dựng thương hiệu văn hóa cho địa phương là rất cần thiết vừa giúp người dân tăng thu nhập, vừa góp ích cho quá trình đổi mới bộ mặt nông thôn. Đồng thời, cần quy hoạch tập trung các làng nghề, làng văn hóa, điểm di tích, hình thành các mô hình du lịch thuận tiện cho du khách tham quan.
 
Về một số giải pháp phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường làng nghề của Thủ đô, bạn Nguyễn Thị Thu Hương, thủ khoa trường Đại học Khoa học Tự nhiên kiến nghị, các cơ quan, chính quyền địa phương phải thành lập các Hiệp hội làng nghề để tổ chức các sự kiện truyền thông bảo vệ môi trường làng nghề, từ đây thu hút vốn đầu tư. Với việc xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở cần lấy ý kiến nhân dân làm gốc, là trung tâm của quá trình xây dựng hệ thống chính trị. Công tác quy hoạch kiến trúc vùng ven đô cũng cần bám sát lộ trình, kế hoạch quy hoạch của UBND thành phố. Nên đẩy mạnh việc quy tập các phần mộ rải rác để thuận tiện cho công tác dồn điền đổi thửa và tập trung xử lý rác thải. Về nguồn vốn, có thể huy động từ trong nhân dân và các tổ chức phi chính phủ.
 
Những ý kiến được đưa ra tại tọa đàm đã được ông Hoàng Thanh Vân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội ghi nhận. Ông cho biết sẽ kiến nghị các ý tưởng hay, khả thi lên cấp cao hơn, tạo điều kiện ứng dụng vào thực tiễn.
Vũ Phong
Nguồn:
daidoanket.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập321
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại832,016
  • Tổng lượt truy cập92,005,745
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây