Học tập đạo đức HCM

Vai trò của “Lãnh đạo làng” trong xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc- Kinh nghiệm và bài học

Thứ bảy - 10/09/2016 05:34

Vai trò của “Lãnh đạo làng” trong xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc- Kinh nghiệm và bài học

Nói về sự thành công trong phong trào Saemaul (phong trào làng mới) của Hàn Quốc, trước hết phải khẳng định sự quyết tâm chính trị rất cao của Tổng thống Pack Chung Hee cùng sự hỗ trợ nguồn lực có hiệu quả của Chính phủ. Nhưng để có thể dẫn dắt người nông dân tự lực vươn lên phát huy tốt vai trò chủ thể của mình thì lãnh đạo làng chính là người quyết định làm lên thành công của phong trào. Vậy lãnh đạo làng ở Hàn Quốc có vai trò như thế nào đối với công cuộc xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc?
 

 

Quang cảnh một lớp đào tạo lãnh đạo phong trào Saemaul.

 

Lãnh đạo làng là ai?

 

Ngay từ khi bắt đầu triển khai phong trào Saemaul Tổng thống Pack đã nhận thấy: “Nếu không có niềm tin và sự nỗ lực của các nhà lãnh đạo làng thì Phong trào Saemaul có lẽ đã sớm thất bại, nếu không đó chỉ là một khẩu hiệu trống rỗng”.

 

Lãnh đạo phong trào Saemaul ở làng không nhất thiết phải là trưởng làng, nhưng đó phải là người được sinh ra tại làng, họ phải có một niềm đam mê cho sự phát triển cộng đồng nông thôn, có tính quyết đoán, kiên nhẫn, có nhiều ý tưởng sáng tạo và sự tận tâm với công việc; họ luôn chân thành và biết tôn trọng ý kiến người khác, đồng thời phải có một tinh thần hợp tác rất cao. Bên cạnh đó họ cũng phải có sức khỏe và thể chất tốt để có thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình.

 

Hầu hết lãnh đạo làng đã được tốt nghiệp Chương trình giáo dục phổ thông, trong đó có 57% trong số họ đã tốt nghiệp Trung học phổ thông. Cơ cấu độ tuổi của lãnh đạo làng ngày càng được trẻ hóa, trong đó 24% ở độ tuổi từ 36- 40; 26,4% ở độ tuổi 41-45. Với việc trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo làng cùng với phong cách lãnh đạo tiến bộ và tất nhiên họ phải trải qua các khóa đào tạo tại các Viện đào tạo lãnh đạo Saemaul, do đó các nhà lãnh đạo làng đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc lập kế hoạch, triển khai các dự án và tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động của phong trào làng mới.

 

Vai trò của lãnh đạo làng

 

Theo Tổng thống Pack, lãnh đạo làng chính là nền tảng vững chắc cho Chiến dịch toàn quốc. Để có thể lãnh đạo, dẫn dắt người nông dân tích cực tham gia với vai trò là chủ thể, mỗi làng sẽ tự bầu chọn, hoặc Ủy ban phát triển làng sẽ đề xuất ra một nam và một nữ tiêu biểu nhất để lãnh đạo phong trào. Cả nước Hàn Quốc lúc đó có 34.500 làng như vậy sẽ có 69.000 lãnh đạo làng tham gia lãnh đạo phong trào Saemaul. Đội ngũ này sẽ trở thành mạng lưới thi hành có hiệu quả các chủ trương, chính sách phát triển phong trào làng mới của Hàn Quốc.

 

Lãnh đạo làng là cầu nối giữa người dân với Chính phủ. Họ đại diện cho lợi ích của người dân, thay mặt dân đề xuất các ý kiến với cán bộ hành chính địa phương, đồng thời họ cũng thay mặt cho Chính phủ tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu và tự giác tham gia xây dựng phong trào làng mới. Họ làm việc với tinh thần tự nguyện và không được trả lương, nhưng sự cố gắng trong lãnh đạo với vai trò là người truyền cảm hứng, họ đã nhận được từ người dân niềm tin vào một tầm nhìn tương lai tốt đẹp hơn.

 

Vai trò quan trọng nhất của lãnh đạo làng là làm sao đưa làng phát triển đi lên. Các lãnh đạo làng đều có khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật để ứng dụng vào phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn để tăng thu nhập cho người dân. Khác với các chiến dịch chính trị khác, mục đích phong trào là để giúp nông dân làm giàu, nên lãnh đạo làng đã nhận trách nhiệm điều hành các dự án của làng như một doanh nghiệp; lãnh đạo làng gần như trở thành Giám đốc điều hành của doanh nghiệp hoặc làng nghề…

 

Bên cạnh việc dẫn dắt nông dân làm giàu, lãnh đạo làng còn làm cho người dân thay đổi thái độ sống tích cực hơn và định hướng các giá trị sống cho người nông dân. Họ phải làm tốt việc quản lý sự thay đổi và dẫn dắt quá trình đổi mới trong làng.

 

Nâng cao năng lực cho lãnh đạo làng

 

Một trong 6 bài học kinh nghiệm thành công trong xây dựng nông thôn mới của Hàn Quốc chính là đào tạo lãnh đạo làng. Chính phủ xây dựng ba trung tâm đào tạo quốc gia khang trang như trường đại học lớn (có giảng đường, phòng thí nghiệm, thư viện, hội trường, sân vận động, bể bơi, nhà thể thao, ký túc xá,…). Nhà nước đài thọ chương trình đào tạo trong vòng từ một đến hai tuần với nội dung cụ thể gắn với từng giai đoạn của phong trào, ví dụ như khi làm hạ tầng thì dạy về vật liệu, giá cả, nơi mua vật tư, cách thiết kế, kiểm soát thi công…; Trong sản xuất thì dạy về cách xác định sản phẩm thế mạnh địa phương, cách lập dự án sản xuất, cách chọn giống, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ...các chuyên đề đều có thực hành, tranh luận, và hỏi đáp. Học xong về địa phương làm; hoàn tất giai đoạn này thì học sang giai đoạn sau; có kết nối với trường, với thầy để xin tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật khi cần. Ngoài ra trường còn dạy các kỹ năng quản lý cộng đồng như: cách nói, cách viết, cách điều hành cuộc họp, cách vận động thuyết phục nhân dân, cách quản lý xung đột…

 

Học viên của trường sinh hoạt gắn bó và hòa đồng: mặc đồng phục, ăn cơm tập thể, ngủ giường tầng, sáng tập thể dục, ban ngày tham gia học, tối hội họp lửa trại hoặc thảo luận nhóm. Để gắn kết giữa mọi tầng lớp xã hội với phong trào làng mới, Tổng thống Park Chung Hee còn cử 50 lãnh đạo đứng đầu bộ, ngành và hàng ngàn quan chức địa phương đến tham gia học tập tại các trung tâm đào tạo. Ông còn mời 2.300 giáo sư, 600 nghệ sỹ, các nhà văn, nhà báo, tôn giáo đến sinh hoạt, dự học với học viên. Sự hòa đồng khiến học viên nông dân trở nên tự tin, còn lãnh đạo gắn bó với nông dân, tầng lớp trí thức và các nhà hoạt động xã hội cảm thông và hỗ trợ phong trào.

 

Học viên đến học tập tại Trung tâm phải cách ly “trần tục”, không tivi, không radio, không điện thoại, không rượu, bia. Họ kể cho nhau nhưng câu chuyện cuộc sống để tạo sự đồng cảm; họ được nghe thuyết trình những câu chuyện thành công trong phong trào làng mới; học tập lẫn nhau, ca hát và thực hành các nghi lễ. Cuối tuần họ được đi đến các làng xuất sắc để tham quan học hỏi, nghiên cứu. Ban tổ chức khuyến khích học viên tích cực thi đua bằng hình thức chấm điểm để thúc đẩy việc học tập hăng say hơn. Hiệu quả của các cơ sở đào tạo cho các nhà lãnh đạo Saemaul được mô tả như hình ảnh của một “lò luyện thuốc nổ” hoặc “lò than”. Các nhà lãnh đạo được đào tạo qua các Học viện Saemaul đều có thể trở thành các CEO trong nông nghiệp tại làng của mình.

 

 

Học viên chụp ảnh lưu niệm kết thúc khóa đào tạo.

 

Trông người, ngẫm ta

 

Thực tế hiện nay chúng ta đều nhận định vai trò chủ thể của người nông dân trong xây dựng nông thôn mới là rất quan trọng tạo lên sự thành công của Chương trình, tuy nhiên vai trò này cũng chưa thực sự được phát huy triệt để, nhiều nơi người dân vẫn còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào nhà nước, chính quyền địa phương vẫn còn làm thay người dân... Điều này có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản nhất là hầu hết các địa phương chưa nhận thức được vai trò quan trọng của đội ngũ lãnh đạo thôn, những người gần gũi nhất với người nông dân; họ cùng ăn, cùng ở, cùng lao động và sinh hoạt với người dân; họ là những người mang chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước đến với dân, dẫn dắt nông dân tự lực vươn lên làm chủ công cuộc xây dựng nông thôn mới. Có một thực tế nữa là chúng ta cũng chưa quan tâm đến khâu phát hiện, tìm chọn, đào tạo đội ngũ lãnh đạo thôn có đủ phẩm chất và năng lực để dẫn dắt nông dân. Các chương trình đào tạo, tập huấn những năm qua cũng chủ yếu dành cho cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã mà chưa quan tâm thiết kế các chương trình đào tạo riêng cho lãnh đạo thôn.

 

Từ bài học thành công trong phong trào làng mới của Hàn Quốc, nhất là bài học về công tác đào tạo lãnh đạo làng, thiết nghĩ chúng ta cần có một nhận thức đúng hơn về vai trò của đội ngũ lãnh đạo thôn để có các chương trình tìm chọn, đào tạo phù hợp để đội ngũ lãnh đạo thôn thực sự là nền tảng vững chắc cho Chương trình nông thôn mới phát triển bền vững.

Theo ntm.quangninh.gov.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập816
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm815
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại759,598
  • Tổng lượt truy cập93,137,262
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây