Học tập đạo đức HCM

Văn hóa nông thôn: SOS!

Thứ ba - 23/10/2012 04:08
Cùng với quá trình đổi mới đất nước, nông nghiệp có bước phát triển vượt bậc, đóng góp ngày càng nhiều cho kinh tế quốc dân. Đời sống nông dân được nâng lên, bộ mặt nông thôn được cải thiện.
 
Nhưng có một nghịch lý, nông nghiệp dù đang góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển đất nước, người nông dân - những người một nắng hai sương, vẫn là người chịu thiệt thòi nhiều nhất trong xã hội. Chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, bất bình đẳng và xung đột xã hội ngày càng tăng. Nông thôn Việt Nam chứa đựng những vấn đề "nóng” và bức xúc khó giải quyết.
 
Tốc độ đô thị hóa quá "nóng” và quá trình công nghiệp hóa đất nước quyết liệt, một mặt làm thay đổi bộ mặt đất nước, mặt khác cũng đưa lại những hệ lụy bất ngờ. Thiếu việc làm trở thành một vấn đề xã hội gay gắt đe dọa sự ổn định cuộc sống nông thôn. Năng lực quản lý xã hội yếu kém và sự thiếu thốn của đầu tư công khiến hệ thống hạ tầng xuống cấp, môi trường sống đang ở mức báo động. Một bộ phận cán bộ  suy thoái, biến chất, tham nhũng đã thủ tiêu truyền thống dân chủ làng xã…
 
Những nhân tố tổng hợp trên là những cú hích không thuận chiều làm văn hóa các miền quê, xưa kia êm ả sau lũy tre làng – nay đang biến động dữ dội, thậm chí biến dạng, méo mó, lệch chuẩn. Trọng chức, trọng quyền và trọng tiền đã thay cho cho trọng tình, trọng nghĩa, trọng nhân. Văn hóa vật chất có nguy cơ đẩy lùi hoạt động văn hóa tính thần. Lũy tre làng đã được mở tung, đồng tiền lên ngôi trong các quan hệ cộng đồng, kể cả gia đình ruột thịt. Đời sống nông thôn náo loạn vì tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm. Hoạt động văn hóa tâm linh bị biến dạng vì những toan tính thương mại và mê tín dị đoan… 
 
Đất nước vẫn còn hơn 70% dân số là nông dân. Xây dựng một nền văn hóa không thể tách rời vấn đề văn hóa nông thôn. Đó là lý do Chính phủ  phê duyệt đề án "Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” gồm 4 nội dung: Nâng cao chất lượng gia đình văn hóa, nâng cao chất lượng làng văn hóa, thực hiện tiêu chí văn hóa nông thôn mới cấp xã, hoàn chỉnh thiết chế văn hóa ở nông thôn. Nhưng trước khi thực hiện các  nội dung này, vấn đề cốt tử là  đưa Nghị quyết 26 Trung ương, khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn vào cuộc sống. 
 
Trước hết là tăng đầu tư công vào khu vực nông thôn như cơ sở hạ tầng giao thông, cơ sở kỹ thuật phục vụ nông nghiệp. Tăng đầu tư cho y tế, giáo dục, văn hóa ở nông thôn. Xem xét, điều chỉnh quy hoạch tiến trình đô thị một cách hợp lý. Thực hiện quyết liệt, đồng bộ Nghị quyết trung ương 4, khóa XI, chấm dứt nạn cường hào trong đội ngũ cán bộ cơ sở, góp phần làm lành mạnh hóa môi trường của nông thôn một cách kiên quyết và triệt để.
 
Dương Trọng Dật

Theo Báo Đại đoàn kết

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập140
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm139
  • Hôm nay39,156
  • Tháng hiện tại801,651
  • Tổng lượt truy cập88,156,721
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây