Học tập đạo đức HCM

Vì sao xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình có “dấu hiệu” chùng xuống ?

Thứ năm - 29/11/2012 19:22
Thời gian gần đây, lãnh đạo tỉnh Thái Bình đã tổ chức nhiều đợt khảo sát tiến độ xây dựng nông thôn mới (NTM) trên toàn tỉnh, đặc biệt là các xã điểm. Những thuận lợi, khó khăn của việc này đã phân tích, mổ xẻ và tìm cách tháo gỡ. Tuy nhiên, hiện phong trào này đang có “dấu hiệu” chùng xuống.

http://www.nhandan.org.vn/polopoly_fs/1.379806.1354192032!/image/4235845708.jpg
 
Trong Nghị quyết về xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2015, tỉnh Thái Bình phấn đấu tất cả các xã đạt 10 tiêu chí trở lên, trong đó, 70 xã hoàn thành xây dựng NTM; riêng tám xã làm điểm của tỉnh hoàn thành vào năm 2013...

Trong xây dựng NTM, Thái Bình được T.Ư lựa chọn là một trong năm tỉnh làm điểm và Thái Bình đã chọn tám xã điểm: Thanh Tân (Kiến Xương), Vũ Phúc (TP Thái Bình), Thụy Trình (Thái Thụy), An Ninh (Tiền Hải), Nguyên Xá (Vũ Thư), Trọng Quan (Đông Hưng), Hồng Minh (Hưng Hà) và Quỳnh Minh (Quỳnh Phụ).

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, tám xã làm điểm mặc dù đang tích cực chạy nước rút nhưng dự báo có ít nhất ba xã khó có thể hoàn thành kế hoạch như đã nêu trong nghị quyết. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là bởi các xã điểm thiếu kinh phí thực hiện, đất nông nghiệp manh mún, hệ thống hạ tầng không đồng bộ và một số lãnh đạo, đảng viên, quần chúng nhân dân nhận thức chưa đầy đủ…

Ông Nguyễn Hữu Rong, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Bình cho biết: Sau 3 năm xây dựng NTM, đến nay 100% các xã trong tỉnh đã hoàn thành quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết. Năm 2012 sắp kết thúc và giờ là thời điểm để nhìn lại chặng đường xây dựng NTM ở Thái Bình. Nếu đúng như kế hoạch đã “cam kết” thì theo ông Rong chắc chắn 3/8 xã điểm sẽ khó có thể hoàn thành. Tuy nhiên, giờ chưa phải là thời điểm để tỉnh công bố ba xã nằm ở tốp cuối vì còn thiếu cở sở đánh giá và sự bứt phá chạy nước rút của các địa phương.

Trước thực trạng này, thời gian gần đây, lãnh đạo tỉnh Thái Bình đã tổ chức nhiều đợt khảo sát tiến độ xây dựng NTM trên toàn tỉnh, đặc biệt là các xã điểm. Trong những cuộc họp, khảo sát với các huyện, thành phố, nhiều đồng chí lãnh đạo tỉnh Thái Bình đã phân tích, mổ xẻ những thuận lợi, khó khăn và tìm cách tháo gỡ. Tuy nhiên, hiện phong trào này đang có “dấu hiệu” chùng xuống.

Ông Rong thẳng thắn: nếu xây dựng NTM ở các xã điểm không đạt được như kế hoạch thì đây là khuyết điểm không chỉ riêng một xã mà rộng hơn là của huyện, của tỉnh. Tuy nhiên chúng ta không thể vì “bệnh thành tích” mà đánh giá thiếu cơ sở để “công nhận” ào ào những tiêu chí chưa đạt. Khi đã có cơ sở đánh giá, các xã không đạt chỉ tiêu chúng tôi sẽ kiến nghị Tỉnh ủy, UBND, HĐND dứt khoát cắt bỏ xã điểm để đưa vào giai đoạn 2 (70 xã thực hiện). Nếu làm được như vậy là công bằng với các xã làm tốt.

Qua khảo sát ở các huyện, thành phố, chúng tôi nhận thấy nhiều xã “công bố” đã đạt được nhiều chỉ tiêu trong 19 tiêu chí của trung ương nhưng thực chất là ở những tiêu chí dễ, đã có sẵn trước đây. Nếu các địa phương tiếp tục lấy đó làm căn cứ và khẳng định “mình” làm tốt thì đây không phải xây dựng NTM mà là xây dựng nông thôn cũ (NTC).

Điều mà tỉnh, nhân dân mong muốn bây giờ là những cách làm hay và sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương để NTM thật sự có ý nghĩa.

Nhà nghiên cứu sử học Đặng Hùng thẳng thắn: Để thấy được sự khác biệt của NTM bây giờ chúng ta nên lấy NTC trước đây để làm căn cứ. Ông Hùng thí dụ, tỉnh phải xác định cho được trước khi có NTM, hệ thống kênh mương thủy lợi nội đồng đã xây dựng đến đâu, văn hóa, giáo dục, thu nhập, hộ nghèo, môi trường…như thế nào thì sẽ thấy được điều đó. Và nếu chungd ta làm được điều này thì đây mới thật sự là căn cứ khẳng định NTM.

Báo Nhân Dân đã có nhiều đợt khảo sát về xây dựng NTM đặc biệt là 8 xã điểm, nhất là thời điểm nước rút này. Thực tế, xã Hồng Minh (Hưng Hà) hoàn thành 12/19 tiêu chí; Quỳnh Minh, (Quỳnh Phụ) hoàn thành 13/19 tiêu chí; Trọng Quan (Đông Hưng) đã thực hiện được 13/19 tiêu chí; Nguyên Xá (Vũ Thư) đạt 11/19 tiêu chí…

Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Trần Cẩm Tú cho biết: trong quá trình triển khai xây dựng NTM trên toàn tỉnh và các xã điểm cũng còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế, nhất là nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa đầy đủ.

Xây dựng NTM ở Thái Bình có đặc thù riêng, nghĩa là trong 19 tiêu chí các xã có quyền lựa chọn những tiêu chí dễ, thuận lợi làm trước, đồng thời nghiên cứu, “giải mã” tiêu chí khó còn lại để thực hiện.

Đến thời điểm hiện nay, nhiều tiêu chí như giao thông nông thôn, hệ thống điện, khu thể thao, môi trường, thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ hộ nghèo, cơ cấu lao động không chỉ các xã điểm mà nhìn chung nhiều địa phương đang gặp trở ngại lớn…

“Năm 2012, tổng vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư xây dựng nông thôn mới là 215,4 tỷ đồng. Số tiền này nghe thì lớn nhưng nếu chia đều cho 267 xã triển khai để xây dựng NTM thì đúng là như muối bỏ bể”, ông Trần Cẩm Tú chia sẻ.

 

Trong xây dựng NTM cần đạt được mục tiêu cơ bản như: Thứ nhất, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn; Nâng cao dân trí, đào tạo nông dân có trình độ sản xuất cao, có nhận thức chính trị đúng đắn, đóng vai trò làm chủ NTM.

Thứ hai, xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng hiện đại. Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất. Sản phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh cao.

Thứ 3, xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và hiện đại, nhất là đường giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, khu dân cư,…; xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, văn minh, giàu đẹp, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; an ninh trật tự được giữ vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ 4, hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường, xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức.

 


 
  MAI QUÝ TÙNG

 

   Theo Nhân dân điện tử


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập173
  • Hôm nay26,144
  • Tháng hiện tại801,422
  • Tổng lượt truy cập91,975,151
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây