Học tập đạo đức HCM

Vốn chính sách lan tỏa đến thôn bản

Thứ ba - 23/08/2016 20:10
“Các chương trình tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) trong 14 năm qua đã góp phần quan trọng giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Sơn La…” - ông Trần Minh Dũng-Phó Chủ tịch Hội Khoa học kinh tế tỉnh Sơn La khẳng định.
 

Lặn lội tìm đến người dân

 von chinh sach lan toa den thon ban hinh anh 1

Từ nguồn vốn vay Ngân hàng CSXH, nông dân xã Gia Phù, huyện Phù Yên (Sơn La) đã có
được những mùa ngô bội thu. Ảnh: K.T

Tỉnh Sơn La có tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới là 34,4%; cận nghèo là 9,3%. Trong thời gian tới, để giúp nông dân xóa nghèo, làm giàu, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ưu đãi, Ngân hàng CSXH đặt mục tiêu tiếp tục nâng cao số lượng, chất lượng tín dụng ưu đãi…

 

 

Đến với vùng cao Sơn La mới cảm nhận những khó khăn, vất vả mà cán bộ Ngân hàng CSXH đang phải nỗ lực vượt qua. Nơi đây địa bàn rộng, địa hình chia cắt, giao thông tại nhiều nơi còn khó khăn. “Tại 204 điểm giao dịch xã, phường, thị trấn trong tỉnh, khi đã hẹn ngày giao dịch, cán bộ ngân hàng không thể vắng mặt. Tại trụ sở của chi nhánh, chúng tôi còn theo dõi mọi hoạt động giao dịch của nhân viên chi nhánh với bà con nông dân ở cơ sở xã, thôn, bản qua video để nắm bắt và xử lý, điều chỉnh kịp thời những khó khăn, vướng mắc” – bà Tòng Thị Tươi-Giám đốc Ngân hàng CSXH Chi nhánh Sơn La chia sẻ.

Ở bản Nong Bùng, xã Huy Tường, huyện Phù Yên, gia đình chị Đinh Thị Lập được vay 10 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH năm 2013. Chị Lập bày tỏ: “Được vay vốn, tôi phải học hỏi cả cách nuôi lợn thịt, lợn nái. Gần 3 năm nay, lãi từ nuôi lợn của gia đình mỗi năm cũng được 30-40 triệu đồng...”.

Là người từng tham gia nhiều đoàn giám sát của tỉnh về hoạt động tín dụng Ngân hàng CSXH trên địa bàn tỉnh, ông Trần Minh Dũng cho hay: “Ở vùng nông thôn, miền núi, Ngân hàng CSXH gần như là đơn vị tín dụng duy nhất bám sát tận cơ sở, tận hộ vay vốn nên không chỉ giúp dân về vốn qua 14 chương trình tín dụng ưu đãi mà còn trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ bà con tháo gỡ các khó khăn khác trong sản xuất, đời sống…”.

Xây dựng hệ thống ủy thác hiệu quả

Sơn La là tỉnh rộng có tới 200 xã, phường, thị trấn với 12 dân tộc sinh sống. Chính vì vậy, những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tại đây đã tập trung xây dựng, củng cố chất lượng ủy thác tín dụng của các tổ chức chính trị-xã hội, trong đó có Hội ND. Toàn tỉnh có 3.818 tổ tiết kiệm và vay vốn (TKVV) hoạt động tại các bản, tiểu khu dưới sự quản lý, giám sát của chính quyền thôn, bản và tổ chức chính trị-xã hội. “Cán bộ tổ TKVV là người trực tiếp sống cùng dân bản nên hiểu rất rõ nhu cầu cũng như nắm bắt được quá trình sử dụng vốn của từng hộ. Vì thế đồng vốn được cho vay đúng đối tượng và sử dụng đúng mục đích…”- ông Triệu Văn Thêm, tổ trưởng tổ TKVV bản Suối Nhúng, xã Huy Tường bày tỏ.

Theo bà Tòng Thị Tươi, 5 năm gần đây, hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng CSXH Sơn La luôn đạt kết quả tốt. Tổng doanh số cho vay đã đạt hơn 6.225 tỷ đồng với trên 419.000 lượt hộ vay vốn. Doanh số cho vay năm sau đều cao hơn năm trước và hiệu quả  ngày càng tốt hơn. Doanh số thu nợ trong những năm qua đạt 3.440 tỷ đồng, bình quân mỗi năm thu 246 tỷ đồng... 

Theo Danviet.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập323
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm316
  • Hôm nay34,194
  • Tháng hiện tại212,761
  • Tổng lượt truy cập90,276,154
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây