Học tập đạo đức HCM

XDNTM ở Lai Châu: Khó trăm bề

Thứ năm - 17/01/2013 20:01
Diện tích rộng, dân số ít, tỷ lệ hộ đói nghèo cao... là những nguyên nhân chính khiến công cuộc xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở Lai Châu gặp vô vàn khó khăn. Trong tổng số 96 xã vùng nông thôn của tỉnh, mới có 2 xã đạt 10 tiêu chí trở lên, 75 xã đạt 5 tiêu chí trở xuống...

Mô hình ươm mạ chịu lạnh ở Tà Lèn (Tam Đường).

Khó khăn chồng chất

Chia sẻ với phóng viên báo Kinh tế nông thôn, ông Lê Thanh Dương, Phó chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ cho biết, Sìn Hồ là địa phương có diện tích tự nhiên rộng, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo cao, lại phân bố không đều nên công tác điều tra, lập quy hoạch gặp nhiều khó khăn. Đó là chưa kể trình độ chuyên môn của không ít cán bộ địa phương, nhất là cấp cơ sở còn hạn chế, dẫn đến quá trình tổ chức thực hiện XDNTM gặp nhiều trở ngại. Do một số xã mới chia tách hoặc đang trong thời điểm chuẩn bị chia tách nên công tác rà soát, đánh giá hiện trạng 19 tiêu chí chậm so với tiến độ.

Ông Dương cho biết thêm, đến nay, Ban chỉ đạo XDNTM của huyện đã tiến hành thẩm định trình UBND huyện phê duyệt đề cương, dự toán quy hoạch chung của 24/24 xã. Tính đến tháng 11/2012, đã có 7/24 xã được UBND huyện ra quyết định phê duyệt quy hoạch chung NTM; 9/24 xã đang chờ đơn vị tư vấn chỉnh sửa theo nội dung tham gia ý kiến của Sở Xây dựng; 5/24 xã đang xin ý kiến của Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và PTNT. Cũng đến tháng 11/2012, Sìn Hồ mới có 1 xã được UBND huyện ra quyết định phê duyệt đề án là Xà Dề Phìn. Sìn Hồ đang triển khai một số công trình trọng điểm, như cầu treo Nậm Lò ở xã Nậm Tăm, tổng mức đầu tư 2.784 triệu đồng; cầu treo Nậm Pì ở xã Chăn Nưa, tổng mức đầu tư 13.940 triệu đồng.

Đáng nói là nguồn vốn phục vụ XDNTM tại Sìn Hồ phải trông chờ hoàn toàn vào nguồn vốn từ các chương trình khác như 30a (42.958 tỷ đồng); 135 (30.228 tỷ đồng); nguồn vốn ổn định sắp xếp dân cư và các nguồn vốn khác (193, hạ tầng cao su, ngân sách huyện) là 48.855 triệu đồng.

Ông Nguyễn Tiến Tăng, Chủ tịch UBND huyện Tam Đường cũng bày tỏ trăn trở: “XDNTM là nhiệm vụ hoàn toàn mới, khối lượng công việc lớn, liên quan đến tất cả các lĩnh vực, trong khi chưa có mô hình điểm thành công nên chúng tôi phải vừa làm, vừa học hỏi, hệ quả là trong tổ chức điều hành có nơi còn lúng túng, chưa theo kịp tiến độ. Ngoài ra, do nguồn kinh phí đầu tư hàng năm thấp, chưa kịp thời cũng ảnh hưởng đến tiến độ XDNTM”.

Tuy nhiên, đến nay, Tam Đường cũng đã tích cực đưa các giống cây - con mới cho năng suất, chất lượng cao vào nuôi trồng như lúa Séng Cù, DS1, DT45, chè Kim Tuyên, cây mắc-ca, cam V2, tre Bát Độ, mít Thái Lan, dẻ Trùng Khánh, dổi xanh, các loại cây dược liệu, lợn siêu nạc, lợn rừng…; đẩy mạnh cơ giới hóa… Nhờ đó, trong năm 2012, tổng diện tích cây lương thực toàn huyện đạt 8.127,3ha, tăng 1.974,3ha so với năm 2010, trong đó có 98% diện tích sử dụng giống mới, trên 56% lúa chất lượng cao; tổng sản lượng lúa toàn huyện đạt 37.500 tấn, tăng 4.954 tấn so với năm 2010, góp phần đưa bình quân lương thực của huyện lên 782kg/người/năm.

Ông Tăng cho biết thêm, sau 2 năm thực hiện XDNTM, huyện chỉ có xã Bình Lư đạt 9 tiêu chí; 4 xã đạt 5-8 tiêu chí (Nà Tăm, Bản Bo, Thèn Sin, Hồ Thầu); 8 xã đạt dưới 5 tiêu chí.

Phí quản lý: 1 triệu đồng/năm/xã

Phải rất khó khăn chúng tôi mới tìm đến được Văn phòng điều phối chương mục tiêu quốc gia XDNTM Lai Châu. Ông Bùi Văn Mác, Phó chánh văn phòng điều phối, Chi cục trưởng Chi cục Kinh tế hợp tác tỉnh than: “Đây là lần thứ ba chúng tôi chuyển văn phòng, nhưng vẫn là tạm bợ, sắp tới sẽ bị thu hồi và chuyển đi chỗ khác, cũng là... tạm. Toàn bộ nhân lực được lấy từ Chi cục Kinh tế hợp tác. Văn phòng không có con dấu riêng nên hễ có công văn, giấy tờ lại phải đi xin con dấu ở Sở Nông nghiệp và PTNT hoặc Văn phòng UBND tỉnh...”.

Ông Mác cho biết thêm, sau khi chia tách các xã, cuối năm 2012, Lai Châu có 96 xã thuộc vùng nông thôn (tăng 3 xã). Khó khăn lớn nhất là địa bàn các xã rộng, trung bình 3.500 - 4.000 ha/xã, đặc biệt xã Tà Tổng (huyện Mường Tè) có tổng diện tích lên tới 54.000ha, trong khi dân cư sống thưa thớt, đơn cử như xã Mù Cả (Mường Tè) mật độ dân số chỉ khoảng 6 người/km2.

“XDNTM cần nhiều tiền, trong khi việc huy động sức đóng góp của người dân trên địa bàn là rất khó khăn. Năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh chiếm 38,88%, có xã tỷ lệ hộ nghèo lên tới 94% (hai xã Pa Ủ, Pa Vệ Sủ của huyện Mường Tè). Tính đến hết năm 2012, toàn tỉnh chỉ có 2 xã đạt trên 10 tiêu chí (San Thàn, thị xã Lai Châu; Bình Lưu, huyện Tam Đường), có 17 xã đạt từ 5-8 tiêu chí, còn lại 75 xã đạt dưới 5 tiêu chí”, ông Mác nói.

Cũng theo ông Mác, năm 2012, tỉnh được Trung ương cấp 15,8 tỷ đồng nhưng năm nay chỉ còn 15,2 tỷ đồng. Theo quy định, bộ máy lãnh đạo sẽ được hỗ trợ 1% tổng kinh phí, do đó cả năm Văn phòng chỉ được cấp 36 triệu đồng, các xã được khoảng 1 triệu đồng/năm, huyện được 3-4 triệu đồng/năm. Với mức kinh phí như vậy thì việc đi công tác địa phương của Văn phòng gần như làm… không công.

Theo báo cáo của Văn phòng, đến hết năm 2012, Lai Châu có 93/96 xã hoàn thành quy hoạch chung, 61/96 xã được phê duyệt đề án. Tỉnh đề ra mục tiêu phấn đấu đến 30/6/2013 có 100% số xã được phê duyệt đề án NTM cấp xã. Dự kiến đến năm 2015, có 16 xã cơ bản hoàn thành 19 tiêu chí XDNTM.

Với đặc thù là tỉnh miền núi, diện tích rộng, đồng bào dân tộc đa phần là hộ nghèo... nên rõ ràng, việc áp dụng tiêu chí chuẩn của cả nước đối với XDNTM ở Lai Châu là chưa phù hợp. Vì thế, rất cần một cơ chế đặc thù để các tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn như Lai Châu có thể sớm về đích trong XDNTM…

Duy Phong

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập94
  • Hôm nay29,585
  • Tháng hiện tại325,252
  • Tổng lượt truy cập85,232,288
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây