Sau hơn 3 năm triển khai, Chương trình đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, tạo chuyển biến trên diện rộng: tạo nên phong trào thi đua sôi nổi ở khắp các địa phương, khắp mọi vùng miền; tạo được sự đồng thuận cao trong cộng đồng, sự tham gia của các doanh nghiệp vào chương trình là minh chứng rõ nét; tư duy sản xuất của người dân bước đầu thay đổi tích cực, sản xuất hàng hóa trên cánh đồng mẫu lớn đã hình thành ở nhiều địa phương; bộ mặt nông thôn có sự thay đổi rõ nét, đường làng ngõ xóm phong quang, rộng rãi; thu nhập của nhà nông tăng hơn so với trước, điều kiện sống ở nông thôn từng bước thu hẹp với thành thị,... Trong quá trình thực hiện, nhiều địa phương có những phương thức sáng tạo trong tuyên truyền, vận động nhân dân, huy động nguồn lực cộng đồng phù hợp với điều kiện địa phương mình. “Nông thôn mới đã từ “lý thuyết, sách vở” trở thành hiện thực ở nhiều vùng nông thôn của cả nước”, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng ban chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nhận định.
Tuy vậy, nhiều tồn tại cũng đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Cao Đức Phát chỉ rõ: Tiến độ triển khai Chương trình còn chậm so với mục tiêu; việc triển khai vốn trái phiếu Chính phủ còn chậm, việc giám sát, đánh giá kết quả sử dụng vốn còn hạn chế; nhận thức của một bộ phận cán bộ các cấp về những nội dung thiết yếu của Chương trình chưa đầy đủ, việc quan tâm chỉ đạo cấp ủy, chính quyền ở một số nơi chưa sát thực tế, dẫn đến một số nơi còn huy động vốn đóng góp của dân quá mức; một số tiêu chí quốc gia chưa phù hợp thực tiễn, việc sửa đổi, bổ sung còn chậm; môi trường nông thôn có xu hướng ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng,…
Thực tế cho thấy, để thực hiện mục tiêu đề ra, nhiều vướng mắc cần được nhanh chóng tháo gỡ. Trước hết, nâng cao thu nhập cho người dân là tiêu chí đặc biệt quan trọng nhưng số lượng mô hình sản xuất hiệu quả, có sự gắn kết bốn nhà chặt chẽ và áp dụng công nghệ cao chưa nhiều, nhân ra diện còn hạn chế; nhiều dự án chuyển đổi sản xuất chậm được triển khai. Thứ hai, sự phối hợp giữa các cấp, ngành chưa đồng bộ và chưa kịp thời. Thứ ba, văn hóa làng xã chưa được coi trọng, có nơi thực hiện nông thôn mới theo kiểu đô thị hóa, cả làng là một khối bê-tông. Thứ tư, nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới còn hạn chế nên nhiều nơi huy động sức dân quá mức. Thứ năm, vấn đề công khai, minh bạch và dân chủ chưa được tuân thủ ở nhiều địa phương. Thứ sáu, công tác dạy nghề, chuyển đổi sản xuất chưa được quan tâm đúng mức, chưa có hoạch định lâu dài. Thứ bảy, một số tiêu chí cần điều chỉnh cho phù hợp vùng miền, dân tộc. Thứ tám, bệnh thành tích đã xuất hiện và đâu đó đã có sự chùng xuống do nguồn lực eo hẹp.
Làm tốt công tác tuyên truyền để mọi người dân hiểu đúng, hiểu đủ về xây dựng nông thôn mới; cán bộ sâu sát, sáng tạo và đi trước làm gương; thực hiện dân biết, dân bàn, dân làm chủ trong mọi kế hoạch, công việc; có kế hoạch, bước đi cụ thể, sát thực tế địa phương, nhất là việc lựa chọn tiêu chí làm trước; biết khơi dậy sức mạnh toàn dân và cộng đồng,… là những bài học kinh nghiệm từ những địa phương hoàn thành giai đoạn 1 cần được các địa phương nghiên cứu, áp dụng sao cho phù hợp điều kiện địa phương mình.
Thanh Hiền
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;