Học tập đạo đức HCM

Sức mạnh một chương trình lớn

Chủ nhật - 26/08/2012 08:40
Về Hà Tĩnh hôm nay, làng quê nào cũng sôi nổi không khí xây dựng NTM. Thôn này hiến đất nắn tuyến, mở đường, thôn kia bắc cầu, làm kênh mương cứng. Gặp nhau trong bữa cưới, ngoài lề cuộc họp, nghe râm ran chuyện bà con bàn nhau, hỏi nhau về các tiêu chí phấn đấu, về cách vay vốn và phương án đầu tư phát triển sản xuất.

Sôi nổi hiến đất mở đường

Trong phong trào xây dựng NTM ở Hà Tĩnh, chuyện người dân tự nguyện hiến đất mở đường vì lợi ích cộng đồng đã trở thành nét văn hóa. Nhiều nông dân là những hộ nghèo, thu nhập thấp nhưng vẫn sẵn sàng hiến đất, phá bỏ hàng rào, cây cối để mở đường. “Có mở đường thì sẽ có nhiều thứ được hơn chứ. Con, rồi cháu tui sau ni sẽ được hưởng cả, không mất đi mô mà sợ…” - đó là quan điểm của anh Lê Thanh Bình - người dân thôn Tân Đồng (Đức Lạng - Đức Thọ) khi tình nguyện hiến hơn 400 m2 đất trồng màu trong suốt nhiều năm qua để làm đường liên thôn.
 

Nhân dân xã Thái Yên (Đức Thọ) cắm mốc giải toả bờ rào, cây cối mở rộng đường liên thôn. Ảnh: Tất Thắng

Không giống với những vùng quê khác, ở nơi “tấc đất tấc vàng” như Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh), chuyện hiến đất làm đường sẽ rất khó khăn, nếu không có nhận thức tốt của người dân cùng sự vào cuộc mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền. Theo tính toán, xã Thạch Hạ phải tiến hành mở rộng 15 km đường trục thôn, bình quân mỗi bên mở thêm 1m. Theo đó, giá trị đất đai và tài sản của nhân dân phải nhường cho chiến dịch mở đường ước tính lên đến hàng chục tỷ đồng. Có những hộ đã hiến trên 100m2 đất vườn, cho dù ở thời điểm giá đất khá cao. Bà Lê Thị Hồng là một trong những hộ đầu tiên hiến đất trong phong trào xây dựng NTM. Ngay cả đến diện tích đất của gia đình hiến cho việc mở rộng đường là bao nhiêu, bà cũng không biết chính xác. Nhưng, một lẽ đơn giản nhất mà bà biết rõ: đó là việc hy sinh phần đất của gia đình là hợp tình, hợp lí. Bà Hồng bày tỏ: “Giờ là thành phố rồi. Phải làm đẹp đường, đẹp xóm, làm răng cho được như thành phố chứ. Tính toán chi vài mét đất mà để đường làng ngõ xóm nhỏ hẹp, nhếch nhác coi răng được”.

Từ phong trào hiến đất, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2012, nhân dân trong tỉnh đã tình nguyện hiến 912.582 m2 đất, quy ra tiền tương đương 110 tỷ đồng và tài sản trên đất 25 tỷ đồng. Phong trào hiến đất làm đường liên xã, liên thôn mở ra khắp nơi, được bà con nhiệt tình hưởng ứng. Các địa phương đều có bước chuyển mạnh về nhận thức, coi đầu tư cho hạ tầng giao thông là cái gốc để hiện thực hóa các đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân và nông thôn. Đường mở ra đến đâu, sản xuất phát triển đến đó. Hàng hóa từ các đô thị được đưa về tận các làng quê. Các sản phẩm nông nghiệp ở vùng sâu, vùng xa lâu nay bị ách tắc, khó tiêu thụ nay nhờ giao thông thuận lợi được các thương lái thi nhau về thu mua, giúp bà con nông dân an tâm phát triển sản xuất.

Huy động sức mạnh toàn xã hội

Thành công nổi bật của Hà Tĩnh là động viên được cả xã hội cùng chăm lo sự nghiệp xây dựng NTM. Về Hà Tĩnh, kể cả những ngày nghỉ cuối tuần, ở làng quê nào cũng thấy không khí sôi nổi về xây dựng NTM. Thôn này hiến đất nắn tuyến, mở đường, thôn kia bắc cầu, làm kênh mương cứng. Gặp nhau trong bữa cưới, ngoài lề cuộc họp, nghe râm ran chuyện bà con bàn nhau, hỏi nhau về các tiêu chí phấn đấu, về cách vay vốn đầu tư chăn nuôi tập trung, bài bản. Trụ sở Đảng ủy, UBND xã, phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh… cuộc họp nào cũng sôi nổi luận bàn về mục tiêu xây dựng NTM. Trong tuần, kể cả ngày nghỉ, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh từ Bí thư, Chủ tịch đến các phòng, ban, hội đoàn thể quần chúng đều trực tiếp xuống cơ sở bám nắm tình hình và chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM.
 

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khối doanh nghiệp đã nhận đỡ đầu và hỗ trợ một số trang thiết bị, xây dựng nhà nhân ái trị giá gần 70 triệu đồng cho xã Phú Gia (Hương Khê).

Tinh thần xây dựng NTM không chỉ sôi nổi ở các làng quê mà còn lan tỏa đến những người con xa quê, tiếp thêm sức mạnh cho những người ở nhà. Chúng tôi đến thôn Bùi Xá, xã Phù Việt (Thạch Hà) khi nhân dân trong thôn đang khẩn trương hoàn thành con đường bê tông dẫn ra nghĩa trang của thôn với mức đầu tư gần 2,4 tỷ đồng, trong đó, con em xa quê đóng góp hơn 400 triệu đồng. “Hơn ai hết, chúng tôi tự thấy phải có trách nhiệm với nơi mình sinh ra và lớn lên. Khi biết xóm có chủ trương làm đường ra nghĩa trang, hội đồng hương Phù Việt ở các tỉnh, thành phố trong cả nước đã tổ chức kêu gọi đóng góp” - anh Nguyễn Tuấn Tam - thành viên Ban liên lạc Hội đồng hương Phù Việt tại TP Hà Tĩnh nói.

Phó Bí thư Đảng ủy xã Phù Việt Nguyễn Văn Quế cho biết: “Thời gian qua, xã đã nhận được sự đóng góp, ủng hộ hơn 6 tỷ đồng từ doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và con em quê hương ở mọi miền Tổ quốc giúp địa phương xây dựng NTM. Số tiền ủng hộ trên đã được địa phương đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, phúc lợi như: trạm y tế, trường học, nhà văn hóa thôn, xóa nhà TTDN, đường bê tông giao thông liên thôn, thủy lợi nội đồng... Với sự chung tay hỗ trợ của con em xa quê cũng như các doanh nghiệp, tin chắc xã sẽ hoàn thành tiêu chí giao thông trong năm 2012”.


Trạm Y tế xã Phù Việt do doanh nghiệp và con em xa quê tài trợ xây dựng

Để huy động toàn xã hội chung tay xây dựng NTM, Hà Tĩnh đã giao các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn vận động con em quê hương sống, làm việc trên mọi miền đất nước đỡ đầu tài trợ 105 xã trong tỉnh. Trong đó 58 đơn vị đã ký kết đỡ đầu tài trợ 58 xã triển khai một số hoạt động hiệu quả thiết thực. Ngoài các cá nhân, đơn vị đăng ký tài trợ qua Văn phòng Điều phối của tỉnh với số tiền hơn 17 tỷ đồng. Riêng các cá nhân, đơn vị, các tổ chức đồng hương xa quê, 6 tháng đầu năm nay đã đăng ký tài trợ, đỡ đầu trị giá trên 166 tỷ đồng qua các địa phương, 10 tỷ đồng qua các huyện, thị xã, 156 tỷ đồng hỗ trợ trực tiếp cho các xã (trong đó có 54 tỷ đồng bằng hiện vật).

Xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020 là một trong những chương trình MTQG lớn đang được Đảng, Nhà nước tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện trên phạm vi toàn quốc. Những thành công bước đầu của chương trình ở tỉnh ta đã có tác động tích cực đối với các cấp, ngành và người dân, các doanh nghiệp về vai trò, vị trí của nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới.

Bài, ảnh: Thanh Hoài
Báo Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập517
  • Hôm nay72,853
  • Tháng hiện tại732,180
  • Tổng lượt truy cập93,109,844
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây