Học tập đạo đức HCM

Xây dựng nông thôn mới: Kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Thứ bảy - 19/10/2013 09:45
Từ một đất nước nghèo nàn lạc hậu trong những năm 60 của thế kỷ trước với tỷ lệ nghèo ở nông thôn chiếm tới 24%, đến nay Hàn Quốc đã vươn lên thành một trong những nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới. Để đạt được kỳ tích này, phong trào xây dựng nông thôn mới có tên Làng mới (Saemaul Undong) đã có những đóng góp đáng kể.

 
Phong trào Làng mới đã góp phần thay đổi diện mạo đời sống nông thôn Hàn Quốc.
Phong trào Làng mới đã góp phần thay đổi diện mạo đời sống nông thôn Hàn Quốc.

Ý tưởng ban đầu

Đoàn 13 nhà báo quốc tế chúng tôi - tham gia chương trình "Báo chí quốc tế 2013" của Đài truyền hình Arirang TV - đến thăm Viện Nghiên cứu Saemaul vào một buổi chiều giữa thu ở xứ Kim chi. Trụ sở Viện chuyên nghiên cứu và đào tạo về phong trào Làng mới của Hàn Quốc nằm trên một khu đồi rộng mênh mông, trong khuôn viên Trường Đại học Kyungwoon, ở TP Gumi-Si, tỉnh Gyeosangbuk-Do. Mặc dù là ngày nghỉ - người Hàn Quốc tổ chức kỷ niệm 567 năm ngày ra đời chữ Hàn - nhưng tại trường vẫn có một lớp học dành cho các học viên nước ngoài tới tìm hiểu về kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của Hàn Quốc. Gần 20 học viên đến từ hơn 10 quốc gia trên thế giới như Lào, Campuchia, Kyrgyzstan, Senegal… đang tham dự lớp học này.

Ông Park Gang-woo, Giáo sư Trường Đại học Kyungwoon, phụ trách chương trình các tình nguyện viên nước ngoài về Saemaul Undong hào hứng kể: "Các học viên tham gia khóa đào tạo chủ yếu là cán bộ cơ quan nhà nước, được tuyển chọn thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA). Tham gia khóa đào tạo nửa tháng này, các học viên không chỉ được biết đến lịch sử phát triển của phong trào Làng mới, mà còn có dịp để trải nghiệm thực tế cuộc sống nông thôn ở Hàn Quốc". Ông Park Gang-woo cho biết thêm, tỉnh Thái Nguyên của Việt Nam đã cử cán bộ sang tham gia khóa đào tạo tại Viện.

Chia sẻ về ý tưởng ra đời phong trào Làng mới, ông Park Gang-woo cho biết, vào cuối thập niên 60 thế kỷ trước, Tổng thống Park Chung-hee đi thăm vùng nông thôn bị thiệt hại nặng nề sau trận lụt lịch sử. Tới làng Shindo nằm ở tỉnh Gyeongsangbuk-Do hiện nay, ông nhận thấy quang cảnh ngôi làng khác nhiều so với các nơi khác. Tổng thống Park Chung-hee ngạc nhiên khi nghe người dân trả lời rằng họ tự đứng ra khắc phục hậu quả, xây dựng ngôi làng sạch đẹp hơn. Tìm hiểu thêm ông biết rằng, cuộc sống của người dân làng Shindo rất khó khăn, họ đã biết tự vươn lên bằng nhiều sáng kế trong phát triển nông nghiệp. Tuy phong trào tự phát nhưng đã mang lại cho người dân nơi đây một cuộc sống khởi sắc. Ngày 22-4-1970, trong cuộc họp nội các, Tổng thống Park Chung-hee đã nói đến câu chuyện ông đã chứng kiến ở làng Shindo và đưa ra đề xuất nhân rộng mô hình phong trào Làng mới trên khắp đất nước.

Tạo cho nông dân ý thức tự lập

Ngay sau khi ý tưởng xây dựng phong trào Làng mới được áp dụng, trong năm đầu tiên Chính phủ Hàn Quốc đã hỗ trợ khoảng 35 nghìn làng, mỗi làng từ 300 đến 350 bao xi măng để xây dựng đường sá, giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng, công cộng… Tuy nhiên sang năm thứ hai, Chính phủ chỉ chọn hỗ trợ cho 16 nghìn làng - những làng đạt kết quả tốt sau một năm thực hiện - mỗi làng 500 bao xi măng và 1 tấn thép để tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. 

Giáo sư Sung-Hee Jwa, chuyên gia kinh tế Viện Quản lý và Chính sách công Hàn Quốc (KDI) cho rằng, mục đích quan trọng của phong trào Làng mới là tạo cho người dân ý thức tự lập. "Viện trợ của Chính phủ sẽ vô nghĩa, bao nhiêu cũng không đủ một khi bản thân người nông dân không biết tự vươn lên, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Nếu không có sự nỗ lực lớn của người nông dân, phong trào Làng mới tại Hàn Quốc không thể gặt hái được thành công như hôm nay" - Giáo sư Sung-Hee Jwa khẳng định.

Hơn 40 năm qua kể từ khi phong trào Làng mới được khởi xướng. Đến nay tỷ lệ nông dân ở Hàn Quốc chỉ chiếm khoảng 3% trong tổng số hơn 50 triệu dân, nhưng phong trào Làng mới vẫn phát triển mạnh mẽ. Theo Giáo sư Sung-Hee Jwa, có nhiều yếu tố đem lại thành công của phong trào Làng mới. Trong đó có hai yếu tố quan trọng là việc Chính phủ đã tạo ra động lực phát triển ở khu vực nông thôn và khuyến khích được nhiều người có tâm huyết tham gia phong trào.
Đình Hiệp
Nguồn hanoimoi.com.vna
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập366
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm357
  • Hôm nay53,364
  • Tháng hiện tại53,364
  • Tổng lượt truy cập84,960,400
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây