Học tập đạo đức HCM

Xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh Kỳ 1: Kiên định giấc mơ tam nông

Thứ năm - 23/11/2017 01:49
Với gốc rễ vững chắc từ tư duy “bất ly nông”, nên dù có lúc nền kinh tế tác động đến nguồn lực, khiến không ít địa phương dao động, thì Hà Tĩnh lại co kéo được và làm tốt nông thôn mới. Hàng loạt sáng kiến, đột phá giúp Đảng bộ, chính quyền tổ chức công việc trong điều kiện khó khăn, nay đã trở thành bài học thực tiễn quý cho quá trình triển khai phong trào…

Nền tảng vững chắc

Trong số 5.000km giao thông nông thôn được xây dựng trong 15 năm Hà Tĩnh làm NTM, có đến hơn 3.000km được tỉnh cấp 60 - 70% xi măng, trong khi các tỉnh, thành khác chỉ hỗ trợ ở mức tượng trưng. Đây là điều kiện tiên quyết để các địa phương đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tiêu chí giao thông nông thôn trong xây dựng NTM.

Sau 8 năm thực hiện, có thể khẳng định nông thôn mới đã trở thành phong trào rộng khắp, thấm vào đời sống chính trị và dân sinh, là điểm tựa quốc phòng - an ninh và tái cơ cấu căn bản ngành nông nghiệp. Tại Hội nghị toàn quốc Văn phòng Điều phối NTM các cấp năm 2017 diễn ra hồi tháng 4, Cục trưởng - Chánh Văn phòng Điều phối nông thông mới (NTM) TƯ Nguyễn Minh Tiến nhận xét, có hai địa phương nổi bật trong cả nước làm rất tốt phong trào, là Quảng Ninh và Hà Tĩnh. Quảng Ninh thì không nói vì địa phương năng động này tương đối khá giả, có mức thu ngân sách tới 30 - 35 nghìn tỷ đồng từ nhiều năm nay, đủ nguồn lực phân bổ cho nông thôn mới. Còn tỉnh nghèo, ngân sách còn phụ thuộc Trung ương như Hà Tĩnh mà làm tốt phong trào được nhận diện là rất tốn kém, thì lời khen trên mới đáng giá.

Thêm một thông tin mà Cục trưởng Nguyễn Minh Tiến tiết lộ, đó là từ năm 2001, BCH Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Nghị quyết 02/NQ-TU, lần đầu tiên đề cập trực diện đến cụm từ “nông thôn mới”, với tên đầy đủ là “Tiếp tục lãnh đạo Chương trình xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm và tập trung xây dựng nông thôn mới”. Ông Tiến nhận định, nhận thức cấp tiến và xuất hiện từ sớm đó đã trở thành nền móng vững chắc để các nhiệm kỳ Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục duy trì sự quan tâm thích đáng cho xây dựng NTM. Thậm chí, cách làm hiệu quả của Hà Tĩnh sau đó còn là cảm hứng để Trung ương quyết định khởi động sớm phong trào NTM trong cả nước vào năm 2008.


Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm gia đình nông thôn kiểu mẫu tại Tượng Sơn, Thạch Hà
Ảnh: Lê Tùng

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhiệm kỳ 1996 - 2005 Đặng Duy Báu là người thai nghén và thuyết phục cán bộ của mình xây dựng và triển khai Nghị quyết 02. Ông giải thích, một tỉnh thuần nông như Hà Tĩnh thời điểm đó, nếu không nghĩ đến tam nông thì… làm gì? Lâu nay, Hà Tĩnh bị ảnh hưởng ghê gớm từ thiên tai, lũ lụt. Đê điều, hạ tầng thủy lợi năm nào cũng hư hỏng, đời sống nhân dân luôn đặt trong tình trạng lo lắng. Cộng thêm nhiều hủ tục cản trở văn minh, kinh tế thị trường ảnh hưởng đến tình làng nghĩa xóm, rồi vấn đề vệ sinh môi trường nông thôn và lo lắng nhất, đấy là nông dân không thể làm giàu được trên chính mảnh đất của mình. Đó là lý do Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định đẩy nhanh một phương thức ứng xử hoàn toàn mới với tam nông…

Nhắc lại sự ra đời của Nghị quyết 02 năm 2001 vào thời điểm này để thấy, tư duy NTM đã phát tiết từ rất sớm trên mảnh đất Hà Tĩnh. Tiếc rằng, do nguồn lực hạn chế nên tỉnh không thể đẩy phong trào chạm đến cao điểm như mong muốn. Như vậy, nếu lời khen của Cục trưởng Nguyễn Minh Tiến không phải “động viên” thì rõ ràng NTM không hẳn phụ thuộc vào địa phương giàu hay nghèo, mà trụ cột để thành công vẫn là quyết tâm và sáng tạo trong cách triển khai.

Người dân là trọng tâm

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh Võ Hồng Hải từng là Bí thư Huyện ủy Can Lộc - một trong những Đảng bộ thí điểm được Tỉnh ủy giao từ những ngày đầu phát động phong trào. Ông Hải nhận định, thời điểm Trung ương quyết định khởi động phong trào NTM là hoàn toàn phù hợp với nền kinh tế và chiến lược thay đổi mô hình tăng trưởng. Bản thân trong cơ cấu GDP của kinh tế Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2006 - 2011, nông nghiệp cũng dịch chuyển nhanh (từ trên 70% xuống còn 40%), tốc độ tăng trưởng năm 2008 đạt gần 4%, cao hơn so bình quân 5 năm 2001 - 2006.

Triển khai Nghị quyết 02, Hà Tĩnh thắt lưng buộc bụng và ngay trong nhiệm kỳ 2001 - 2006 tỉnh bê tông hóa được 2.000km, chiếm 10% tỷ lệ đường giao thông nông thôn, xóa toàn bộ nhà tranh, nhà nứa và kiên cố hóa hệ thống kênh mương nội đồng trên cơ sở dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp. Một thành tích mà nhiều địa phương khá giả thời điểm đấy còn phải mơ ước. Cũng theo Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, cách làm của Hà Tĩnh hoàn toàn khác so với các địa phương khác. Đó là bất luận ra sao, nhưng chính quyền các cấp bắt buộc phải đồng hành, sát cánh cùng dân, đưa nhân dân vào trọng tâm của chương trình. Hay nói cách khác, nếu người dân không thấy bóng dáng của mình thì xin khẳng định, không chính quyền nào có thể làm nổi NTM. Biết khơi dậy, nuôi dưỡng và phát triển các nguồn lực trong dân là yếu tố quan trọng nhất.

Nổi bật trong cách làm là chủ trương xây dựng đường giao thông nông thôn theo cơ chế hỗ trợ xi măng. Dẫn tôi đi trên đường làng thoáng đãng, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Cẩm Bình (Cẩm Xuyên) Đặng Quốc Hải hồ hởi khoe, cơ chế hỗ trợ xi măng là sáng tạo giá trị nhất, đã trở thành chủ trương bản lề, góp phần lớn đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tiêu chí số 2 trong chương trình xây dựng NTM. Giao thông đi trước một bước. Khi có đường làng đàng hoàng, sạch sẽ, người dân tin chính quyền, sẵn sàng tiếp tục đóng góp để hoàn thành những hạng mục hạ tầng tiếp theo. Nhưng quan trọng hơn cả, ngay từ cách ứng xử, đối thoại, rồi kêu gọi nhân dân tham gia cũng được Đảng bộ cấp trên chỉ đạo và giám sát hết sức thận trọng. Đặc biệt là trong những nhiệm kỳ qua, đã xây dựng được lớp cán bộ kế cận gần dân, năng động, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. 

Ghi chép của LÊ TÙNG (daibieunhandan.vn)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập240
  • Hôm nay43,925
  • Tháng hiện tại792,192
  • Tổng lượt truy cập91,965,921
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây