Học tập đạo đức HCM

Xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình: Nhìn từ xã Thụy Phúc

Thứ sáu - 18/01/2013 05:47
Theo đánh giá của Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình, “xã Thụy Phúc không nằm trong 8 xã làm điểm xây dựng nông thôn mới, không có tên trong 70 xã của tỉnh, cũng không phải 10 xã làm điểm của huyện Thái Thụy. Nhưng Thụy Phúc đúng là điểm sáng của tỉnh về cách nghĩ, cách làm trong việc xây dựng NTM”.

 

Xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình: Nhìn từ xã Thụy Phúc
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Trần Cẩm Tú (giữa) trò chuyện cùng nông dân xã Thụy Phúc.
Dẫn chúng tôi đi trên những con đường rải đá, láng nhựa và đường xương cá bê tông vào các xóm của xã Thụy Phúc, Chủ tịch UBND xã Thụy Phúc Nguyễn Trường Ca cho biết, để có được hình hài của một xã NTM như hôm nay, Thụy Phúc đã xây dựng và áp dụng từng tiêu chí rành rọt như: Hoàn thành quy hoạch lưới điện đã bàn giao cho điện lực đầu tư nâng cấp, 100% các hộ sử dụng điện. Các trường tiểu học, THCS đạt chuẩn I, trường mầm non đạt chuẩn II. Các tiêu chí: bưu điện văn hóa xã, nhà ở dân cư, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế, hệ thống chính trị - xã hội, an ninh trật tự xã hội… Thụy Phúc đều đạt. Có 3 tiêu chí chợ nông thôn, thu nhập bình quân, tỷ lệ cơ cấu lao động… nếu có vận dụng thì Thụy Phúc hoàn thành 13/19 tiêu chí. Còn các tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, tỷ lệ hộ nghèo, văn hóa cơ bản đã gần xong.
Hiện tại, Thụy Phúc còn 7,2% hộ nghèo, 3,6% cận nghèo (29 hộ), chủ yếu là hộ già cả cô đơn, tới đây, địa phương vận dụng cơ chế chính sách để giảm tỉ lệ hộ cận nghèo xuống còn 3%. Đối với tiêu chí  cơ sở vật chất văn hóa, toàn xã có 3 thôn đã xây dựng xong nhà văn hóa, 1/3 thôn có sân vận động, 2 thôn còn lại đã quy hoạch, chờ san lấp mặt bằng, tiêu chí này sẽ xong trong năm 2013. Mục tiêu để có 70% thôn đạt tiêu chuẩn làng văn hóa, hiện tại có 1 thôn đạt và một thôn hoàn thành năm 2013. Khó khăn lớn nhất là các tiêu chí về giao thông, thủy lợi và môi trường. “Đến nay hệ thống thủy lợi, kênh mương nội đồng chúng tôi đáp ứng được nhu cầu hiện tại nhưng so với tiêu chí NTM thì chưa đạt,  toàn xã phấn đấu sẽ hoàn thành trước thời gian quy định. Đối với công tác môi trường, các thôn đã có tổ thu gom rác thải, xã đã quy hoạch 16.530 m2 đất làm nơi xử lý, thời gian tới khi có vốn  đầu tư chúng tôi sẽ triển khai ngay”- ông Ca cho biết.
Năm 2012, Thụy Phúc có dự án vay vốn WB nâng cấp 1,8 km đường đá láng nhựa, 800 mét  đường bê tông. Nếu dự án kết thúc, về cơ bản Thụy Phúc đã nhựa hóa các trục đường liên xã, liên thôn, đường ngõ xóm được bê tông hóa. Trong đó có một phần nguồn kinh phí của trên, còn lại chủ yếu do nhân dân đóng góp và con em xa quê tài trợ. Đến hết năm 2012, xã phấn đấu đạt 97% đường giao thông trong khu dân cư được nhựa hóa và bê tông hóa. Đường trục chính nội đồng 12,65 kilômet đã được cứng hóa xe cơ giới đi lại thuận tiện.
Ông Ca cho biết thêm, mọi việc đều đúng với tinh thần dân chủ: dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Tiền dân bỏ ra, dân tự làm, tự giám sát nên tiến độ làm đường rất nhanh. Có thôn đề ra mức đóng góp 200.000 đồng/khẩu, đến khi vận động được con em xa quê ủng hộ tổ lại trả tiền đóng góp cho bà con, có thôn trả không hết, dùng để duy tu, bảo dưỡng đường. Nhà văn hóa thôn Thượng Phúc, xã chỉ hỗ trợ 24 triệu đồng, còn lại là do bà con đóng góp. “Cái cách đi vận động “xin kinh phí’ của Thụy Phúc cũng khá độc đáo: Xin bằng vật liệu, không xin tiền, như đề nghị giúp đỡ vài tấn xi măng, vài khối đá, cát… Người thành tâm ủng hộ cũng thấy yên lòng và người đi xin cũng không áy náy”- ông Ca nói.
Trong chuyến thị sát mới đây tại Thụy Phúc, UV T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Trần Cẩm Tú đã biểu dương và đánh giá cao nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân xã Thụy Phúc: “Thụy Phúc mới chỉ được đầu tư 10 tỷ đồng mà làm giỏi hơn, hay hơn những nơi được đầu tư 40 – 50 tỷ đồng. Như thế là Thụy Phúc làm khác các nơi khác. Không thuê máy làm chỉnh trang đồng ruộng, chỉ huy động sức dân đóng góp nên Thụy Phúc không nợ nần. Nét nổi bật ở Thụy Phúc là phát huy dân chủ, huy động nội lực, không trông chờ ỷ lại. Thụy Phúc đang phấn đấu xây dựng xong nông thôn mới vào năm 2013, đi trước thời gian 7 năm. Tỉnh Thái Bình đang tổng kết mô hình này để nhân ra diện rộng trên địa bàn”.                                                                                            
Phạm Viết Thanh
Theo baocongthuong.com.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập355
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại853,303
  • Tổng lượt truy cập92,027,032
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây