Học tập đạo đức HCM

Xây dựng nông thôn mới ở xã vùng biên giới Quảng Trị

Thứ sáu - 05/10/2012 22:27
Sau ba năm thực hiện thí điểm mô hình xây dựng nông thôn mới (NTM) bộ mặt nông thôn xã Thuận (Hướng Hóa, Quảng Trị) đang dần thay đổi. Ðường giao thông, trường học được nâng cấp, xây mới, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện.

Cán bộ đi trước làng nước theo sau

Là xã vùng biên, chủ yếu là đồng bào dân tộc Pa Kô, Vân Kiều sinh sống nên cái khó với địa phương khi được chọn làm xã điểm để xây dựng NTM là hệ thống công trình công cộng còn yếu kém, trường mầm non của xã chưa có, trường cấp 1, cấp 2 thì xuống cấp... muốn xây mới thì nguồn vốn Nhà nước cấp chưa có, trong khi cuộc sống của các hộ dân chủ yếu là người dân tộc Pa Kô, Vân Kiều còn nhiều khó khăn nên không thể đóng góp. Sau nhiều cuộc họp, Ðảng ủy, chính quyền địa phương quyết định vận động người dân hiến đất làm các công trình công cộng, đây được xem là nhiệm vụ then chốt, quyết định thành công hay thất bại của chương trình NTM tại địa phương.

Theo Trưởng thôn 7 Pả Ký, đường vào bản trước đây nhỏ, hẹp, có những đoạn chỉ là lối mòn nên việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa, vì thế, sản phẩm nông nghiệp làm ra thường bị ứ đọng, bà con phải chở bằng xe máy đi bán. Khi Ðảng ủy xã vận động hiến đất, ông họp bản, phân tích những thiệt hơn khi có con đường rộng vào làng. Nếu có đường, đi lại sẽ thuận lợi, sau là đưa cơ giới hóa vào phục vụ sản xuất, xe ô-tô vào mua các sản phẩm bà con làm ra được dễ dàng. Bà con lắc đầu, ông làm phép tính: "Nếu dùng xe máy thồ hai tạ sắn tươi đi 20 km đường từ nhà ra thị trấn bán được 100.000 đồng, trừ 15.000 đồng tiền xăng, rồi ăn sáng mất 10.000 đồng, còn lại 70.000 đồng. Ðó là chưa kể mất nửa ngày công, nếu đi làm thuê cũng được 50.000 đồng. Có đường lớn, ô-tô vào tận nơi thu mua cũng với giá đó, vừa không mất tiền xăng, bán lại được nhiều và còn có thời gian đi làm thuê nữa". Ðể làm gương, ông là hộ đầu tiên tự nguyện chặt bỏ một số cây ăn quả sắp được thu hoạch để hiến 4.000 m2 đất làm đường của xóm. Số đất ấy nếu đền bù theo quy định của Nhà nước thì số tiền gia đình ông được đền bù khoảng 100 triệu đồng nhưng ông không lấy một đồng. "Mình làm thì lợi cho mình trước, Nhà nước để tiền làm những cái to hơn", ông Ký chia sẻ.

Thấy trưởng thôn Pả Ký hiến đất, nhiều hộ dân cũng làm theo. Có ngày hàng chục người xếp hàng đến UBND xã chờ đăng ký hiến đất, ngoài ra người dân còn tự nguyện chặt cây, dọn đường cho máy ủi, máy kéo đến làm việc. Chỉ trong một thời gian ngắn, người dân đã hiến tổng cộng gần 55 ha đất để chính quyền xây dựng hệ thống đường, trường, trạm và các hạ tầng khác theo chuẩn NTM. Rất nhiều công trình trên địa bàn xã được xây dựng trên đất dân hiến đã hoàn thành như Trường THCS Thuận đạt chuẩn quốc gia, trạm y tế xã, các trường mầm non và các nhà văn hóa thôn, bản; nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã. Các hộ hiến nhiều đất phải kể đến các ông Pả Phương (thôn 8), Nguyễn Văn Thử (thôn Thuận Hòa), Hồ Văn Hạnh (thôn 7)... mỗi người đã hiến bình quân 1.500 m2 đất.

Cơ cấu lại sản xuất

Trước đây, kinh tế của xã Thuận chủ yếu dựa vào cây sắn, vì thế đời sống của nhân dân còn khó khăn. Ðược sự tư vấn của Ðồn Biên phòng 613, cây chuối tây được trồng thử nghiệm ở địa phương. Hợp khí hậu, thổ nhưỡng, cây chuối sinh trưởng nhanh, cho quả to tròn, vị ngọt thơm. Cây chuối từ lác đác trong vườn nhà đã nhanh chóng xuất hiện dọc triền sông Sê Pôn, theo chân người lên nương rẫy. Hiện tại cả xã có 344 ha chuối tây, thu nhập bình quân 30 triệu đồng/ha/năm.

Ngoài chuối, các loại cây khác cũng được khuyến khích mở rộng như xoài, nhãn, vải, cà-phê. Chính quyền xã Thuận cũng hợp đồng với Công ty Thương mại Sài Gòn chuyển hơn 500 ha đất hoang hóa sang trồng cao-su tiểu điền, đồng thời phát triển xen canh cây cao-su trên đất nương rẫy. Cả một vùng đồi hoang hóa trước kia giờ đây được phủ xanh bởi chuối, cao-su, sắn và cây ăn quả. Nhờ đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp, tổng thu nhập năm 2011 từ nông nghiệp đạt hơn 20 tỷ đồng, bình quân thu nhập đầu người của xã Thuận đã đạt hơn 10 triệu đồng/năm. Ðặc biệt xã đã có CLB 100 triệu đồng với hàng chục hội viên cùng với phát triển kinh tế, đời sống văn hóa của người dân được chính quyền địa phương rất quan tâm. Ðiện sinh hoạt, sản xuất đến 100% số hộ dân, 100% số khu dân cư có đường điện do dân đóng góp, các thôn đều có đội vệ sinh thu gom rác thải. Hơn 70% số hộ dân có ti-vi, 60% có xe máy, 100% số trẻ em trong độ tuổi được đến lớp. Mọi cái phải bắt đầu từ con đường. Cảm ơn Ðảng, Nhà nước đã vạch đường chỉ lối cho bà con", Trưởng thôn Pả Ký nói.

 Phó Bí thư Ðảng ủy xã Thuận Lê Văn Biện cho biết, muốn người dân hiểu được chính sách của Nhà nước, nhất là ở những địa phương có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, cần chú trọng đến công tác tuyên truyền. Nói lần 1, lần 2 dân chưa thông thì phải nói lần 3, lần 4. Không tuyên truyền được ở nhà thì lên nương rẫy, chọn già làng, trưởng bản và phụ nữ là những người có ảnh hưởng để vận động. Nói thôi chưa đủ, cán bộ phải đi trước, làm trước, thấy lợi dân mới theo, nhờ thế, xã Thuận đã đạt 11 tiêu chí NTM. Với sự đồng thuận của người dân và chính quyền, xã phấn đấu đến năm 2015, hoàn thành các chỉ tiêu về NTM.

Thuý Hường
Theo nhandanonline


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập905
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại754,206
  • Tổng lượt truy cập93,131,870
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây