Học tập đạo đức HCM

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt gần 5,9 tỷ USD

Thứ hai - 26/03/2012 23:51
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, những biến động của nền kinh tế thế giới đã tác động tiêu cực đến xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam những tháng đầu năm khiến cho tổng kim ngạch xuất khẩu quý 1 năm 2012 đạt gần 5,9 tỷ USD, xấp xỉ cùng kỳ năm 2011.

Trong đó, các mặt hàng nông sản chính đạt 3,2 tỷ USD giảm 14%; thủy sản đạt 1,2 tỷ USD, tăng 9%; lâm sản đạt 922 triệu USD, tăng gần 6% so với quý 1 năm 2011.

Điển hình của sự sụt giảm trong các mặt hàng nông sản đó là gạo. Mặc dù áp lực cạnh tranh từ nhà xuất khẩu gạo lớn là Thái Lan đã giảm nhờ vào chính sách đảm bảo giá mua cao cho nông dân của nước này tuy nhiên, gạo Việt Nam vẫn còn các đối thủ xuất khẩu gạo chất lượng trung bình khác là Ấn Độ, Myanmar và Pakistan. Giá gạo của Việt Nam đang cao hơn các nước này.

Tổng lượng gạo xuất khẩu quý 1 đạt 1,3 triệu tấn, kim ngạch đạt 681 triệu USD, giảm 32% về lượng và 29,5% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Indonesia vẫn là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất, chiếm 1/3 lượng và giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam. Sự tăng trưởng đáng chú ý trong xuất khẩu gạo từ đầu năm nay là nhóm thị trường Hong Kong, Trung Quốc và Đài Loan.

Gạo thơm của Việt Nam đã dần chiếm lĩnh được lòng tin của nhóm thị trường này, với tốc độ tăng trưởng từ 2 đến 4 lần so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu cao su cũng lâm vào tình trạng ảm đạm do khủng hoảng kinh tế khiến giá cao su sụt giảm mạnh. Hơn nữa, thị trường chính tiêu thụ cao su của Việt Nam là Trung Quốc đang có một lượng tồn kho lớn.

Do đó, cao su là mặt hàng có sự tăng mạnh về khối lượng (tăng trên 40%) nhưng kim ngạch xuất khẩu lại đi xuống (giảm 10%) so với cùng kỳ năm 2011, đạt 228.000 tấn về lượng với trị giá 640 triệu USD.

Khủng hoảng nợ ở khu vực đồng tiền chung Euro có thể là một trong những nguyên nhân khiến việc tiêu thụ càphê bị sụt giảm ở thị trường châu Âu. Bù đắp cho sự sụt giảm ở thị trường này, càphê được đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường mới với sự tăng trưởng vượt bậc được ghi nhận ở Indonesia (gấp 9 lần), Algeria và Mexico (gấp gần 4 lần).

Tổng lượng cà phê xuất khẩu đạt 504.000 tấn và giá trị xấp xỉ 1 tỷ USD, giảm gần 12% về lượng và 14,3% về giá trị. Nhờ đó, giá càphê xuất khẩu cũng tăng nhẹ (2,3% so với cùng kỳ năm trước), đạt trên 2.000 USD/tấn.

Mặc dù vẫn là bạn hàng lớn của Việt Nam nhưng xuất khẩu chè sang Pakixtan có sự sụt giảm mạnh chỉ bằng 2/3 cùng kỳ năm ngoái. Các thị trường có sự tăng trưởng đáng ghi nhận là Indonesia (gấp 3 lần), Arập Xêút (gấp gần 2,5 lần), Ba Lan (tăng hơn 40%), Mỹ (tăng 30%).

Tổng lượng chè xuất khẩu 3 tháng đầu năm đạt 29.000 tấn với kim ngạch đạt 41 triệu USD, tăng cả về lượng (14,5%) và giá trị (17%) so với cùng kỳ năm trước.

Với việc duy trì tăng trưởng khá ở hầu hết các thị trường, xuất khẩu điều đã đạt 31.000 tấn với trị giá 222 triệu USD, tăng cả về lượng (6,6%) và về kim ngạch (8,5%) so với cùng kỳ năm 2011.

Tiêu vẫn là mặt hàng điển hình về sự tăng trưởng khi mà khối lượng giảm; giá tiêu xuất khẩu tăng mạnh, bình quân đạt trên 6.800 USD/tấn, tăng 42% so với cùng kỳ năm trước.

Vì vậy, quý I năm 2012, sản lượng tiêu xuất khẩu chỉ đạt 24.000 tấn (giảm 7,5%) nhưng giá trị kim ngạch đạt 164 triệu USD (tăng 29%).

Mặc dù vấp phải những khó khăn trên thị trường EU, nhưng xuất khẩu thủy sản vẫn tăng trưởng khá so với các mặt hàng nông sản khác.

Bên cạnh sự suy giảm của các thị trường EU như Đức giảm 22% so với cùng kỳ năm 2011, thủy sản Việt Nam vẫn tiêu thụ khá tốt ở các thị trường Nhật Bản (tăng 22,9%), Hàn Quốc (tăng 23,8%), Mexico (tăng 65,9%).

Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng vấn đề đáng quan tâm hơn cả đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vẫn là an toàn vệ sinh thực phẩm./.

Theo dangcongsan.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập64
  • Hôm nay74,800
  • Tháng hiện tại82,987
  • Tổng lượt truy cập84,990,023
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây