Học tập đạo đức HCM

"Lạc lối" trong vườn cam thân thiện với môi trường ở Hương Trà

Thứ hai - 29/10/2018 23:38
Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh và các chế phẩm tự nhiên là điều mà ông Đinh Văn Thảo ở thôn Đông Trà, xã Hương Trà, Hương Khê (Hà Tĩnh) tâm niệm khi bắt tay vào cải tạo vườn, trồng cam, bưởi.

“Lạc lối” trong vườn cam thân thiện với môi trường ở Hương TràVườn cam của gia đình ông Thảo đang độ chín, tuy không thật đẹp "mã" nhưng vị lại rất đậm đà

Là một trong 30 vườn được giải A trong Hội thi vườn mẫu, khu dân cư kiểu mẫu tỉnh Hà Tĩnh năm 2017, vườn cam của gia đình ông Đinh Văn Thảo luôn khiến khách tham quan ngỡ ngàng. Tuy quy mô không lớn và thu nhập cũng chưa cao, nhưng vẻ đẹp trong quy hoạch của vườn và chất lượng cam là điểm đặc biệt gây ấn tượng với nhiều người.

Dù đất Hương Trà không phải là vựa cam có truyền thống lâu năm ở huyện Hương Khê, nhưng cam ở vườn ông Đinh Văn Thảo đã khẳng định chất lượng khác biệt. Chủ nhân của vườn cam cũng không đặt nặng vấn đề màu sắc, size quả mà chủ yếu chăm chút làm sao cho cam có vị ngọt đậm, sâu và giữ được mùi thơm của cam chanh.

“Lạc lối” trong vườn cam thân thiện với môi trường ở Hương TràVợ chồng ông Thảo trong niềm vui thu hoạch cam chanh.

Từng là cán bộ một công ty sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, ông Đinh Văn Thảo hiểu rõ những tác động xấu của phân bón vô cơ đối với đất đai và cây trồng. Thế nên, khi quyết định trở về làm một người nông dân, ông Đinh Văn Thảo kiên quyết không sử dụng phân bón vô cơ.

Ông chia sẻ: “Cam, bưởi là loại cây cần nhiều chất dinh dưỡng từ đất, nhưng nếu bón phân vô cơ sẽ chỉ thu lợi trong giai đoạn đầu. Tôi chọn sử dụng phân hữu cơ vi sinh còn nhằm bảo vệ môi trường sống, đồng thời tránh các loại nấm và bệnh do vi sinh vật có hại gây ra. Hơn nữa, phân bón tốt cũng sẽ giúp vị quả đạt chất lượng tốt hơn”.

“Lạc lối” trong vườn cam thân thiện với môi trường ở Hương TràVườn cam được phân bón bằng phân hữu cơ vi sinh phát triển rất tốt là điều khiến ông Đinh Văn Thảo hài lòng nhất.

Với niềm đam mê làm vườn và nhận thức “cho mình, vì gia đình”, từ năm 2016, ông Đinh Văn Thảo đã đầu tư cải tạo, quy hoạch lại vườn cam rộng 1,5 ha của mình. Lợi thế địa hình bằng phẳng giúp ông Thảo càng có điều kiện áp dụng các loại máy móc để cải tạo đất và tạo thuận lợi trong chăm sóc cây trồng.

Đến nay, vườn cây gần 700 gốc của ông Thảo đã có 150 gốc cam chanh và khoảng 50 gốc cam bù cho quả, hứa hẹn mang lại nguồn thu hàng trăm triệu đồng.

“Lạc lối” trong vườn cam thân thiện với môi trường ở Hương TràMột trong những lối cam đẹp của vườn mẫu gia đình ông Đinh Văn Thảo

Vào mùa thu hoạch cam chanh cũng là mùa côn trùng phát triển, để tránh quả bị côn trùng châm thối, rụng, ông Thảo dùng tấm dính ruồi để thu hút côn trùng chứ không phun thuốc trừ côn trùng. Điều này cũng khiến các tiểu thương rất tin tưởng về độ sạch của sản phẩm.

Chị Nguyễn Thị Nhâm – một tiểu thương buôn bán cam cho biết: “Cam của gia đình ông Thảo tuy có "xấu mã" hơn một chút so với cam nơi khác, nhưng bù lại chất lượng lại vượt trội. Khi biết cam vườn này không sử dụng phân bón hoá học, khách hàng lại càng ưa chuộng hơn.

Thường thì tôi cắt cam theo đơn đặt hàng và chưa nhận được phản hồi nào không tốt về chất lượng. Tôi cũng thích cắt cam ở vườn gia đình ông Thảo bởi địa hình bằng phẳng, cây được trồng ngay hàng, thẳng lối, rất thuận lợi để thu hái”.

“Lạc lối” trong vườn cam thân thiện với môi trường ở Hương TràĐể tạo nên khu vườn hoàn toàn sạch và thân thiện với môi trường, ông Thảo không phun thuốc mà chỉ sử dụng tấm dán để thu hút côn trùng

Không chỉ chăm sóc vườn cam, bưởi, hiện nay ông Thảo còn gây giống để cung cấp cho các hộ trong vùng. Đặc biệt, ông rất tích cực trong việc chia sẻ, vận động bà con sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh cũng như kết hợp chăn nuôi để tận dụng nguồn chất thải chăn nuôi. Qua đó, tạo nên những vườn cây ăn quả thân thiện với môi trường

Theo Phong Linh/baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập561
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại736,831
  • Tổng lượt truy cập93,114,495
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây