Học tập đạo đức HCM

Lúa xuân gọn trong bồ, nông dân Hà Tĩnh chạy đuổi hè thu

Thứ tư - 06/06/2018 04:17
Hoàn lưu bão số 2 dự báo vẫn có thể gây mưa tại một số khu vực Hà Tĩnh. Mùa nối mùa, nông dân khắp nơi trên toàn tỉnh đang hối hả ra đồng, nhanh tay gặt lúa chạy mưa, chạy thời vụ hè thu đang “thúc lưng”…

Lúa xuân gọn trong bồ, nông dân Hà Tĩnh chạy đuổi hè thuMáy gặt đập là cứu cánh của bà con nông dân "chạy" thời vụ

Chỉ còn lại gần 1 sào lúa, thế mà chị Phạm Thị Nguyệt (thôn 2, xã Bình Lộc, Lộc Hà) phải chờ máy gặt đập đến gần tối 5/6 mới đến lượt. Phần vì cả ngày âm u, dọa mưa liên tục khiến chị băn khoăn sợ gặt về không có chỗ phơi, phần vì vào thời điểm này ai cũng hối hả, vội vàng “chạy” cho kịp thời vụ.
Chị Phạm Thị Nguyệt cho biết: “Tôi làm hơn 1 mẫu lúa, bắt đầu thu hoạch từ ngày 1/6 (18/4 âm lịch). Hai hôm nay, đài báo bão nên chúng tôi tranh thủ mọi thời gian, thuê máy về gặt hết số còn lại vì sợ mưa lớn sẽ làm ảnh hưởng đến thu hoạch, nhưng quan trọng là muốn giải phóng đồng ruộng để kịp lấy nước bắc mạ”. Chị bảo, mấy ngày nay, có những lúc phải thuê đến 2 - 3 máy cùng thu hoạch mới kịp được.

Lúa xuân gọn trong bồ, nông dân Hà Tĩnh chạy đuổi hè thuMùa vụ "thúc lưng", bà con Lộc Hà "chạy đuổi" thu hoạch để kịp bắc mạ vụ lúa hè thu

Hối hả sắp những bì lúa vừa thu hoạch xong lên chiếc xe ba gác để đưa về nhà, ông Nguyễn Minh Đấu (thôn 1, Bình Lộc, Lộc Hà) không che giấu được sự phấn khởi: “Vụ lúa năm nay 1 mẫu ruộng tôi thu hoạch được 2,5 tấn lúa. Hôm nay nhà gặt nốt mấy thước còn lại là coi như thắng trời rồi. Chạy mưa đã đành, toàn bộ diện tích này là đất bắc mạ vụ lúa hè thu, giải phóng xong đồng ruộng, có mưa nữa thì quý như vàng vì không phải chờ nước bơm để làm đất bắc mạ, rút ngắn được thời vụ hè thu”.

Không kể thời gian, những cánh đồng nối tiếp từ Bình Lộc sang An Lộc vẫn ầm ù máy gặt đập chạy. Một số nơi không chờ được máy đến, bà con gặt tay rồi cho vào máy tuốt chờ sẵn trên bờ ruộng. Cả nông dân và thợ máy đều làm xuyên trưa, xuyên đêm, ăn cơm tại ruộng để "chạy" thời vụ.

Với nông dân Hà Tĩnh, sử dụng tối đa cơ giới hóa khâu thu hoạch là giải pháp tối ưu giúp các địa phương đẩy nhanh tiến độ của hai vụ lúa sát nhau. Ở xã An Lộc, Lộc Hà, lúc cao điểm nhất có đến 8 máy gặt hoạt động đồng thời trên đồng ruộng.

Ông Đặng Hồng Thuẩn - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Vụ xuân 2018, xã cơ cấu 212 ha lúa, chủ yếu là nhóm giống xuân muộn. Đến nay, cơ bản nông dân đã thu hoạch xong để tập trung làm đất, gieo mạ hè thu đảm bảo trước 10/6”.

Lúa xuân gọn trong bồ, nông dân Hà Tĩnh chạy đuổi hè thuCơ giới hóa giúp các địa phương hoàn thành nhanh thu hoạch

Tại huyện Kỳ Anh, từ chiều 5/6 đã bắt đầu có mưa, dù vậy vẫn không làm gián đoạn thu hoạch của bà con. Cứ hửng trời là nông dân lại đổ ra đồng thu hoạch lúa. Đến thời điểm này, toàn huyện chỉ còn lại chưa đến 1% diện tích (500 ha), tập trung chủ yếu ở các xã vùng thượng do những địa bàn này máy gặt đập không thể đến, bà con chủ yếu phải dùng máy gặt mini để hoàn thành vụ lúa xuân.

Ông Lê Văn Trọng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kỳ Anh cho biết: “Chỉ trong vòng 7 ngày, toàn huyện đã thu hoạch xong 5.500 ha. Ngoài 58 máy gặt đập liên hợp trên địa bàn được huy động tối đa, các địa phương còn hợp đồng thuê thêm 60 máy nữa về trên địa bàn. Đồng thời, từ 30/5 huyện đã cho mở nước, vừa “ép” thu hoạch, vừa tạo điều kiện để các địa phương đã hoàn thành thu hoạch thì có thể bắt tay ngay vào làm đất hè thu. Đến nay, huyện cũng đã gieo cấy xong 500 ha lúa hè thu”.

Lúa xuân gọn trong bồ, nông dân Hà Tĩnh chạy đuổi hè thuTranh thủ thu rơm, giải phóng đồng ruộng

Đến thời điểm này, Hà Tĩnh đã cơ bản kết thúc vụ thu hoạch lúa xuân (hơn 58.700 ha, đạt trên 99%). Trên đồng ruộng, mùa lúa hè thu đang nối tiếp với trên 2.500 ha lúa đã được gieo cấy và 94 ha mạ đã được bắc. Chưa thể ngơi nghỉ, bà con nông dân đang tiếp tục chạy đua với thời gian, trong diễn biến có mưa, đồng ruộng sẽ có cơ hội đón nhận được lượng nước quan trọng, giúp đẩy nhanh tiến độ làm đất, chạy đuổi với hè thu.

Theo Nguyễn Oanh/Bao Ha Tinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập224
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm222
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại202,670
  • Tổng lượt truy cập92,580,334
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây