Mưa bắt đầu từ ngày 13/7 nhưng đỉnh điểm nhất là vào ngày 16/7 với tổng lượng mưa trên địa bàn Can Lộc đo được là 246 mm. Những đợt mưa đã giải cứu một số diện tích lúa bị khô hạn nhưng bên cạnh đó cũng làm ngập lụt những diện tích ở vùng thấp trũng.
Trận mưa lớn vừa qua đã gây ngập lụt cho khoảng 500 ha lúa hè thu của huyện đang ở thời kỳ đẻ nhánh, trổ đòng. Các xã có diện tích lúa bị ngập nhiều là Song Lộc (200 ha), Khánh Lộc (80ha), Vĩnh Lộc (70 ha). Mực nước hiện tại ở các hồ chứa lớn và các sông trên địa bàn đang lên cao.
Trong những ngày qua, trên địa bàn huyện Hương Sơn cũng đã có mưa to và giông làm cho 850 ha đậu, gần 100 ha ngô bị ngập và có nguy cơ mất trắng, một số diện tích lúa hè thu bị ngập cục bộ. Mực nước trên sông Ngàn Phố dâng cao, nguy cơ xuất hiện một đợt lũ và xảy ra sạt lở đất ở vùng núi và ngập úng tại các xã vùng hạ của huyện.
Trước tình hình đó, cấp uỷ, chính quyền và Ban chỉ huy PCTT- TKCN huyện Hương Sơn chỉ đạo các thành viên bám sát địa bàn được phân công, trực tiếp xuống cơ sở để triển khai công tác ứng phó với mưa lũ, tập trung di dời và sơ tán các hộ dân có nguy cơ ngập lâu, ngập sâu và sạt lở đất đến nơi cư trú an toàn, đồng thời tập trung sơ tán tài sản lên nơi cao, tránh thiệt hại do mưa lũ gây ra.
Tại huyện Vũ Quang, mưa lớn trong 2 ngày qua (lượng mưa đo được tại trạm Hòa Duyệt là 196mm) đã làm cho gần 386 ha cây trồng vụ hè thu đã bị ngập úng. Trong đó có gần 127 ha lúa, gần 114 ha ngô và 145 ha đậu bị ngập úng, chủ yếu ở các xã Đức Lĩnh, Ân Phú, Hương Thọ, Đức Hương, Đức Giang...
Trước diễn biến bất thường của thời tiết, UBND huyện đã ban hành Công điện số 13/CĐ-UBND ngày 16/7/2018 chỉ đạo các địa phương nắm bắt tình hình, triển khai các biện pháp phòng, chống mưa lũ
Trên địa bàn huyện Nghi Xuân, nhiều diện tích rau, màu, rau cũng bị ngập úng do mưa lớn, trong đó diện tích vừng 187 ha, đậu 71h, ngô 23 và dưa các 80ha... Huyện Nghi Xuân đang tập trung chỉ đạo các địa phương tập trung tuyên truyền huy động bà con nông dân ra đồng tiêu thoát nước kịp thời..., hạn chế thiệt hại.
Thống kê mới nhất từ Ban chỉ huy PCTT - TKCN tỉnh, do ảnh hưởng của mưa lớn trên địa bàn tỉnh xẩy ra ngập cục bộ làm 7.851 ha lúa, rau màu các loại.
Thời tiết vẫn đang diễn biến phức tạp, hiện nay trên biển Đông đã xuất hiện cơn bão số 3, cách bờ biển từ Hải Phòng đến Hà Tĩnh khoảng 350 km. Vì vậy, các địa phương cần phải chủ động ứng phó với mưa bão.
Ông Trần Đức Thịnh - Phó Chánh văn phòng BCH PCTT - TKCN tỉnh đề nghị các huyện ven biển tổ chức chặt chẽ, đưa tàu thuyền vào neo đậu tại các khu tránh trú bão an toàn; các huyện miền núi đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và các địa phương, đơn vị quản lý thủy lợi thường trực vận hành tiêu thoát lũ để chủ động tiêu nước đệm, giảm ngập úng cho diện tích lúa và hoa màu.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã