Học tập đạo đức HCM

Những trang trại “hái” bạc tỷ

Thứ bảy - 18/01/2014 23:03
Một ngày cuối năm, hòa trong không khí tất bật ngược xuôi của bà con chuẩn bị các loại sản phẩm hàng hóa để phục vụ tết cổ truyền, chúng tôi có chuyến tham quan một số mô hình trang trại trong tổng số 1.599 mô hình kinh tế giỏi ở các huyện, thị trong tỉnh. Đi đến đâu, chúng tôi cũng thấy được màu xanh của rừng chè trải dài tít tắp, màu vàng đỏ của những vựa cam, quýt được mùa hay những trang trại chăn nuôi rộng lớn, quy mô…


Tỷ phú nông dân

Khu rừng tràm mênh mông dẫn lối vào trang trại của anh Dương Văn Tùng (xã Kỳ Văn, Kỳ Anh) - tấm gương vượt khó làm giàu bằng mô hình chăn nuôi kết hợp. Nhận thấy hướng làm giàu trên mảnh đất quê hương, cùng với sự giúp đỡ của chính quyền bằng các chính sách ưu đãi, đến nay, mô hình của anh đã thành công bước đầu với doanh thu mỗi năm đạt trên 1,5 tỷ đồng và lãi ròng 400-450 triệu đồng.

Trang trại rộng 14 ha tọa lạc bên ngọn đồi cao ở xã Xuân Viên (Nghi Xuân) của anh Đinh Thế Hữu mỗi năm cũng cho thu nhập hàng tỷ đồng. Vượt qua những ngày đầu khó khăn, đến nay, trang trại của anh đã có gần 300 con lợn giống, hơn 3.000 con lợn thương phẩm, 1.000 con vịt siêu thịt và hàng chục tấn cá nước ngọt các loại cho thu nhập hơn 1,5 tỷ đồng mỗi năm.

Những trang trại “hái” bạc tỷ
Mô hình phát triển kinh tế trang trại tại xã Sơn Mai (Hương Sơn). Ảnh: Văn Bảy

Cũng bằng hình thức chăn nuôi tổng hợp, ở Nghi Xuân còn có các mô hình cho thu nhập cao do phụ nữ làm chủ như mô hình của chị Đinh Thị Nga 1,3 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho 12 lao động với thu nhập bình quân 4,5 triệu đồng/người/tháng…

Ngược lên Vũ Quang, chúng tôi được “mục sở thị” trang trại chăn nuôi của Bí thư Đảng ủy xã Hương Minh, mô hình được chọn làm mẫu để nhân rộng. Bắt đầu đi vào tập trung sản xuất từ năm 2011 với cá, lợn, trồng keo, dó trầm, đến nay, trang trại này đã cho thu nhập gần 500 triệu đồng mỗi năm, mức thu nhập rất cao ở vùng miền núi khó khăn này.

Theo thống kê, đến nay, Hà Tĩnh có 249 mô hình cho thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm, đặc biệt có các mô hình thu nhập cao như cánh đồng mẫu Cẩm Lạc (Cẩm Xuyên) với doanh thu 10,7 tỷ đồng, chăn nuôi lợn thương phẩm ở Cẩm Xuyên với 9,2 tỷ đồng, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của anh Đặng Tiến Minh (xã Kỳ Trinh - Kỳ Anh) doanh thu năm 2013 đạt khoảng 5 tỷ đồng.

“Quả ngọt” từ… đồi hoang

Men theo những cung đường dốc thoải đặc trưng của địa hình miền núi phía Tây Hà Tĩnh, chúng tôi đến với vùng đất nức tiếng về đặc sản cam bù Hương Sơn. Những ngày giáp tết, từng đoàn xe nối đuôi nhau chở sản vật núi rừng đi mọi miền Tổ quốc, tạo nên không khí nhộn nhịp hiếm có ở miền sơn cước này. Nhiều năm qua, các gia đình ở Hương Sơn đã mạnh dạn chọn cam làm cây trồng chủ lực và cho kết quả khả quan khi thương hiệu cam bù đặc sản đã vượt qua lũy tre làng để vươn ra các thị trường trong và ngoài tỉnh, tạo nên những trang trại bạc tỉ trên chính những ngọn đồi hoang vu trước đây.

Được sự giới thiệu của Chủ tịch UBND xã Sơn Mai - Trần Thanh Nga, chúng tôi đến mô hình trang trại lớn nhất nhì xã của anh Ngô Xuân Linh (xóm Nhà Cụp). Con đường quanh co vốn đã nhỏ hẹp dịp này lại như mắc cửi bởi xe tải xếp hàng dài chờ cam tận vườn để đi tiêu thụ. Sau nhiều năm chật vật mưu sinh bằng đủ nghề, nhận thấy “tiềm năng” trên chính mảnh đất quê hương nên năm 2004, anh chị đã nhận gần 11 ha đất đồi hoang để đầu tư sản xuất. Đến nay, trang trại của anh chị đã được mở rộng lên 20 ha, với gần 10 ngàn gốc cam các loại, đã có 7 ha cho thu hoạch và tiếp tục năm sau sẽ có thêm 5 ha cho quả. Đặc sản cam bù trồng ở đất Sơn Mai có vị ngon đặc biệt là một lợi thế để sản phẩm ở đây luôn “cháy hàng”.

Chị Tâm - vợ anh chia sẻ: “Năm trước, chúng tôi thu hoạch gần 70 tấn cam bù, chỉ vừa hái xuống khỏi cây là đã có khách mua”. Bên cạnh sản phẩm cam chủ lực, trang trại của anh còn mở rộng chăn nuôi với gần 100 con trâu, bò và vài nghìn con bồ câu lấy thịt. Nhờ năng động trong sản xuất, nhạy bén về kinh doanh, tinh thần học hỏi kinh nghiệm sản xuất cùng với sự hỗ trợ thiết thực về vốn của chính quyền địa phương, đến nay, trang trại của anh Linh vừa giúp gia đình thoát nghèo, vươn lên làm giàu với doanh thu 4-5 tỉ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động và hơn 30 lao động thời vụ, thu nhập 4,5-5 triệu đồng/người/tháng.

Chỉ tay về phía những đồi cam đang đến vụ thu hoạch, Chủ tịch UBND xã Trần Thanh Nga phấn khởi: “Chính nhờ những người dân năng động như gia đình anh Linh, Sơn Mai đang dần khởi sắc. Hiện toàn xã có khoảng 10 mô hình cho thu nhập trên 1 tỉ đồng mỗi năm, còn mô hình từ vài trăm triệu thì tương đối nhiều”.

Những người nông dân cần cù, chất phác với ý định làm giàu từ những gì gần gũi, thân thuộc nhất đang dần khẳng định hướng đi đúng đắn bằng hàng loạt các trang trại bạc tỉ. Xuân mới đang về, nắng xuân phủ khắp càng làm cho vẻ đẹp miền quê thêm sáng rõ. Những gương mặt phấn khởi vì vụ mùa bội thu tiếp thêm cho chúng tôi niềm tin về những “tỉ phú nông dân” vào một ngày không xa…

 
Thành Chung
Nguồn baohatinh.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập200
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm199
  • Hôm nay21,259
  • Tháng hiện tại199,826
  • Tổng lượt truy cập90,263,219
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây