Học tập đạo đức HCM

Quỹ Tín dụng Bắc - Thạch: Đồng hành với nông dân phát triển kinh tế

Thứ tư - 08/08/2018 19:09
Nhiều năm qua, Quỹ Tín dụng nhân dân (TDND) liên xã Bắc – Thạch đã trở thành địa chỉ tin cậy của bà con nông dân các xã: Bắc Sơn, Thạch Xuân và Thạch Vĩnh (Thạch Hà) trong hỗ trợ nguồn vốn phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo...

Quỹ Tín dụng Bắc - Thạch: Đồng hành với nông dân phát triển kinh tế
Ông Dương Công Hiếu phát triển trang trại cam nhờ nguồn vốn vay từ quỹ

Ông Dương Công Hiếu (thôn Kim Sơn, Bắc Sơn) tuy đã có gần 3 năm gắn bó với cây cam trên vùng đất đồi của xã, nhưng vì điều kiện kinh tế hạn chế, ông chưa thể tăng thêm diện tích. Cuối năm 2016, ông mạnh dạn vay gần 120 triệu đồng từ quỹ để thực hiện dự định của gia đình. Với nguồn vốn từ Quỹ TDND liên xã Bắc - Thạch, ông bắt đầu thuê máy móc và nhân công để tiến hành mở rộng trang trại, phát triển sản xuất.

Quỹ Tín dụng Bắc - Thạch: Đồng hành với nông dân phát triển kinh tế
Ông Hiếu nuôi thêm 80 con cá sấu, đến nay đã đạt trọng lượng trên 30kg/con.

Hiện nay, ông Hiếu đã có gần 1.000 gốc cam Xã Đoài và cam V2 bắt đầu cho quả, đem lại nguồn thu khá lớn cho gia đình. Bên cạnh đó, nhờ số vốn quay vòng từ chăn nuôi bò, gà ông còn tiến hành nuôi thêm 80 con cá sấu, đến nay đã đạt trọng lượng trên 30kg/con. “Nhờ số vốn từ quỹ tín dụng, tôi và nhiều bà con nông dân khác trong xã mới có thêm điều kiện để làm giàu ” ông Hiếu cho biết.

Quỹ Tín dụng Bắc - Thạch: Đồng hành với nông dân phát triển kinh tế

Nhân viên Quỹ TNDD liên xã Bắc - Thạch xét duyệt hồ sơ vay vốn của người dân

Còn anh Dương Đình Thiện (thôn Kim Sơn, Bắc Sơn) đã đầu tư chăn nuôi bò thả đồi, tận dụng quỹ đất sẵn có của gia đình. Với gần chục con bò, mỗi lứa xuất bán cho anh nguồn thu nhập hơn 150 triệu đồng. “Lúc bắt đầu, tôi và vợ không biết xoay xở ở đâu để vay thêm gần 100 triệu đồng đầu tư chuồng trại và bò giống. Nhận được lời khuyên từ các hộ trong thôn, tôi đã đến Quỹ TDND liên xã Bắc - Thạch làm thủ tục vay vốn”, anh Thiện chia sẻ. Qua 3 năm phát triển đàn bò, đến nay, anh đã có cơ sở để trả nợ và dự định vay thêm vốn để mở rộng chăn nuôi.

Quỹ Tín dụng Bắc - Thạch: Đồng hành với nông dân phát triển kinh tế
Người dân xã Bắc Sơn làm thủ tục vay tốn tại Quỹ TDNN liên xã Bắc - Thạch

Sau nhiều lần thất bại trong phát triển sản xuất, năm 2016, chị Lê Thị Phương (thôn Tân Hương, Thạch Xuân) quyết định vay 200 triệu đồng để chăn nuôi vịt và đào ao thả cá. Sau hơn 2 năm, gia đình chị Phương đã trả được gần hết nợ và lo cho con cái ăn học đầy đủ. “Từ khi quỹ mở rộng xuống xã Thạch Vĩnh, nhiều gia đình đã được vay vốn để làm ăn, một số hộ còn vay được từ 400- 500 triệu đồng mở quầy kinh doanh, mua máy móc, thiết bị… Bà con cũng phấn khởi vì thủ tục nhanh gọn, có thể lấy tiền ngay trong ngày dù số tiền vay khá lớn” chị Phương cho biết.

Quỹ Tín dụng Bắc - Thạch: Đồng hành với nông dân phát triển kinh tế
Chị Lê Thị Phương (thôn Tân Hương, Thạch Xuân) vay gần 200 triệu đồng...

Quỹ Tín dụng Bắc - Thạch: Đồng hành với nông dân phát triển kinh tế
... phát triển chăn nuôi vịt, đào ao thả cá

Quỹ TDND liên xã Bắc – Thạch tiền thân là Quỹ TDND xã Bắc Sơn, đến năm 2016, nhận thấy điều kiện phát triển thuận lợi, quỹ mở rộng hoạt động đến xã Thạch Xuân. Tháng 5/2018, quỹ mạnh dạn “kết nạp" thêm xã Thạch Vĩnh, mở ra cơ hội vay vốn làm giàu cho nhiều hộ gia đình tại hai xã trên. Được biết, hiện tại, với sự phát triển của quỹ, người dân có thể vay tối đa với số vốn 1,1 tỷ đồng (tùy tài sản thế chấp), thay vì 100- 200 triệu đồng như trước. Nhờ đó, người dân các xã Bắc Sơn, Thạch Vĩnh, Thạch Xuân có thêm điều kiện để phát triển kinh tế, làm giàu trên quê hương.

Quỹ Tín dụng Bắc - Thạch: Đồng hành với nông dân phát triển kinh tế
Anh Nguyễn Văn Tiến làm thủ tục gửi tiền tiết kiệm vào quỹ tín dụng

Giám đốc Quỹ TDNN liên xã Bắc – Thạch Trần Thị Văn cho biết: “Hiện, quỹ có gần 1.450 thành viên, tổng nguồn vốn hoạt động trên 87 tỷ đồng, dư nợ cho vay thành viên gần 80 tỷ đồng, doanh số cho vay bình quân hàng năm trên 95 tỷ đồng, hơn 1.500 lượt thành viên vay vốn hàng năm. Ba xã trên đều là những xã có điều kiện kinh tế hết sức khó khăn, chúng tôi rất vui vì đã giúp đỡ được cho hàng nghìn gia đình có thêm cơ hội tiếp cận nguồn vốn ngay tại địa phương”.

Theo Thái Oanh/Bao Ha Tinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập244
  • Hôm nay33,997
  • Tháng hiện tại212,564
  • Tổng lượt truy cập90,275,957
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây