Học tập đạo đức HCM

'Rồng xanh' vươn mình trên đồi Ngọc Sơn

Thứ hai - 07/08/2017 04:36
Từ vùng đất hoang hóa, người dân xã Ngọc Sơn (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang giống thanh long ruột đỏ.

Sau gần 5 năm, giống cây này đã mang lại giá trị kinh tế cao, cho thu nhập gần 300 triệu đồng/ha, mở ra hướng làm giàu...

17-15-31_1
Đây là thời điểm trong mùa thu hoạch thanh long ruột đỏ

Về xã Ngọc Sơn đúng vào dịp thu hoạch thanh long ruột đỏ. Sắc hồng nhuộm kín những quả đồi xanh mướt mát. Từng đoàn xe liên tục ra vào chở đầy những rổ thanh long đỏ mọng vươn đến các huyện thị khác tiêu thụ. Các nhà buôn vào thu mua tận vườn, niềm vui hiện hữu trên gương mặt những người nông dân nơi đây.

Anh Lê Đăng Hưng (thôn Trung Tâm) là người đầu tiên đưa giống thanh long ruột đỏ về vùng đất này.Từ 5.000m2 trồng thử nghiệm ban đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, đến nay mô hình thanh long ruột đỏ đã lan rộng hơn 2,5ha vùng đồi Ngọc Sơn. Trừ chi phí có thể cho thu nhập gần 300 triệu đồng/ha, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 7 lao động với mức lương 4 - 5 triệu đồng/tháng. Với gần 5 năm xây dựng và nhân giống thành công, anh được mệnh danh là “chúa thanh long” ở vùng đồi Ngọc Sơn này.

Anh Hưng phấn khởi: “Bình quân mỗi cây thanh long ruột đỏ cho thu hoạch khoảng 10 - 12kg quả, mỗi vụ thường kéo dài từ tháng 4 đến hết tháng 10 âm lịch và cứ khoảng 25 ngày lại cho một đợt thu hoạch. Do thời tiết không mấy thuận lợi nên năm nay trọng lượng quả có giảm từ 0,3 - 0,4kg/quả. Tuy nhiên, với giá bán khoảng 30.000 - 50.000 đồng/kg, trừ chi phí cũng cho thu nhập hơn 20 triệu đồng/sào. Nếu giữ được mức giá ổn định như thế này thì trồng thanh long mang lại giá trị gấp 3 - 4 lần các loại cây nông nghiệp khác”.

Theo anh Hưng, thanh long ruột đỏ là cây trồng lâu năm, khoảng 20 - 25 năm sau mới phải trồng lại, đặc biệt là sau khi trồng một năm, thanh long đã cho quả với nhiều đợt trong năm, đến năm thứ 3 năng suất tăng gấp 3 lần năm thứ nhất và bắt đầu ổn định về năng suất. So với thanh long ruột trắng thì thanh long ruột đỏ trồng ở đây rất được người dân ưa chuộng, bởi không dùng chất bảo quản, không phun thuốc, ăn lại có vị ngọt, ngon hơn mặc dù giá thành cao hơn so với thanh long ruột trắng.

Ông Nguyễn Quốc Quân, Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn cho biết: “Đến thời điểm hiện tại, toàn xã Ngọc Sơn có gần 3ha trồng cây thanh long với 11 hộ dân tham gia. Đến nay, giống cây thanh long ruột đỏ trồng ở vùng đất đồi này cho sản phẩm đều, đẹp và giá cả rất tốt. Sắp tới chúng tôi dự định sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này nhằm tận dụng quỹ đất và phát triển kinh tế vườn đồi”.

17-15-31_3
Màu đỏ "nhuộm kín" gốc cây

Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Quốc Sơn, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT & Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Thạch Hà cho hay: “Sau thời gian trồng thử nghiệm thì thấy cây thanh long ruột đỏ khá dễ trồng và mang lại lợi ích kinh tế cao hơn những giống cây khác. Qua khảo sát cho thấy, đất vùng đồi ở phía Tây huyện Thạch Hà phù hợp với giống cây thanh long ruột đỏ.

Vì vậy, sắp tới chúng tôi dự định tiếp tục nhân giống mở rộng ra ở các xã lân cận như Nam Hương, Thạch Xuân, Bắc Sơn… với diện tích khoảng 140ha. Đồng thời cố gắng kết nối với các doanh nghiệp để sản phẩm thanh long ruột đỏ có đầu ra ổn định. Đó cũng là hướng đi tiềm năng, giúp đời sống kinh tế của người dân ngày càng phát triển bền vững”.

Từ ngày “bén duyên” với mảnh đất này, thanh long mang lại nguồn thu nhập rất cao cho người dân, tạo điểm nhấn trong phát triển kinh tế vườn đồi vùng phía Tây huyện Thạch Hà.
Theo TÂM ĐAN/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập392
  • Hôm nay54,726
  • Tháng hiện tại193,445
  • Tổng lượt truy cập88,871,779
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây