Ông Trần Trọng Hùng, một trong những người dân đầu tiên của thôn Tân Thịnh thuần hóa cây chổi trện cho biết: Khi có chủ trương giao đất, giao rừng, gia đình vào vùng này thì cây chổi trện đã mọc rải rác nhưng với số lượng ít. Sau khi nhận thấy loài cây có thể mang lại hiệu quả kinh tế, người dân bắt đầu nhân rộng diện tích.
Cây chổi trện còn gọi là cây rèng rèng, được dùng làm chổi quét. Tuy giá trị không lớn nhưng loài cây này đã và đang giúp người dân miền núi Sơn Thịnh cải thiện thu nhập.
Sau khi cắt gốc, người dân bó thành từng nắm để tiện cho việc đập tách hoa, lá, búp...
Hoa lá, búp... loài cây này được thương lái thu mua ngay sau khi thu hoạch để nhập cho các cơ sở chế biến tinh dầu
Phần thân cây sau khi phơi khô được gom lại chờ thương lái đến tận nhà thu mua với giá 17 nghìn đồng/kg (thời điểm hiện tại)
Hiện ở thôn Tân Thịnh, xã Sơn Thịnh có chừng 50 hộ chuyên trồng cây chổi trện với diện tích hơn 70 ha. Mỗi ha cây chổi trên cho thu nhập hơn 30 triệu đồng/năm.
Theo Anh Tấn /Báo Hà Tĩnh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã