Học tập đạo đức HCM

Chính phủ sẽ hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu sắt

Thứ bảy - 14/06/2014 00:49

Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh thăm tàu Cảnh sát biển vừa trở về từ Hoàng Sa

Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh thăm tàu Cảnh sát biển vừa trở về từ Hoàng Sa
Sáng 13/6, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh và đại diện một số bộ ngành Trung ương đã đến thăm, làm việc với lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển và Tổng công ty Sông Thu.


Phó thủ tướng cũng có buổi nói chuyện với ngư dân Đà Nẵng về chính sách hỗ trợ đóng mới tàu vỏ sắt. Nhiều ngư dân đồng tình, ủng hộ chủ trương đóng tàu vỏ sắt nhưng cũng có không ít ý kiến lo ngại, băn khoăn.

90 triệu dân đồng lòng bảo vệ chủ quyền Tổ quốc

Đến thăm Chi đội Kiểm ngư số 3, Chi cục Kiểm ngư vùng II và lực lượng Cảnh sát biển, Phó thủ tướng biểu dương hai lực lượng đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên vùng biển Tổ quốc. Đại diện Chi đội Kiểm ngư số 3 cho biết, dù mới thành lập nhưng đơn vị đã và đang hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Từ đầu tháng 5/2014 đến nay, khi phía Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương- 981 trong vùng biển Việt Nam, lực lượng Kiểm ngư đã cùng lực lượng Cảnh sát biển liên tục làm nhiệm vụ, đấu tranh trên biển. Dù phía Trung Quốc liên tục gây hấn, đâm va tàu, dùng vòi rồng phun nước làm bị thương các Kiểm ngư viên và Cảnh sát biển, hư hỏng tàu thuyền nhưng lực lượng thực thi pháp luật của VN vẫn kiềm chế, bình tĩnh, kiên quyết đấu tranh một cách hòa bình, yêu cầu phía Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 ra khỏi vùng biển chủ quyền Việt Nam.

Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh, đằng sau các lực lượng thực thi pháp luật VN làm nhiệm vụ trên biển là sức mạnh đoàn kết của 90 triệu người dân Việt Nam, cùng đồng lòng bảo vệ chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ. Phó thủ tướng cũng thay mặt đoàn công tác, trao quà hỗ trợ cho lực lượng Kiểm ngư và Cảnh sát biển.

Làm việc với Tổng công ty Sông Thu, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đánh giá cao thành tựu đạt được sau 38 năm xây dựng và phát triển, vượt qua nhiều khó khăn thử thách của Tổng công ty. Phó thủ tướng cho rằng, ngành công nghiệp đóng tàu là ngành được ưu tiên phát triển để vừa phục vụ phát triển kinh tế, vừa bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Giai đoạn từ nay đến năm 2030, phải tập trung nguồn lực đẩy mạnh kinh tế biển, làm giàu từ biển đồng thời phải giữ vững chủ quyền quốc gia trên biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ. Trong bối cảnh Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương -981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam thì yêu cầu này càng cấp bách.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh mong muốn thời gian tới, Tổng Công ty Sông Thu tiếp tục đóng nhiều tàu hiện đại hơn, giúp lực lượng chấp pháp thực thi nhiệm vụ trên biển an toàn, góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Ngư dân mong Nhà nước đóng tàu sắt cho thuê

Sáng cùng ngày, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đã đến thăm, tặng quà và nói chuyện với 30 ngư dân là chủ tàu, thuyền trưởng của các tàu cá TP Đà Nẵng vừa trở về từ vùng biển Hoàng Sa của VN, nơi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép. Phó thủ tướng cho rằng, ngư dân ra khơi đánh bắt để cải thiện kinh tế gia đình, đóng góp cho xã hội và bảo vệ chủ quyền, giữ gìn ngư trường, biển đảo Tổ quốc. Ngư dân đánh bắt trên biển là góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa. Nước ta có bờ biển dài, biển rộng nên ngư dân phải làm giàu được từ biển. Trong những năm qua, nhiều cơ chế chính sách đã được nhà nước ban hành để hỗ trợ ngư dân bám biển. Tuy nhiên, chúng ta cần thêm nhiều chính sách thiết thực để hỗ trợ ngư dân nâng cao thu nhập, ổn định đời sống, vừa sản xuất vừa giữ chủ quyền. Để thực hiện được mong muốn trên, cần từng bước hiện đại, đóng mới tàu cá, trang bị phương tiện để bảo vệ ngư dân khi sản xuất trên biển.


Phó thủ tướng trao quà hỗ trợ cho ngư dân Đà Nẵng

Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng cho biết, Chính phủ đang có kế hoạch hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu vỏ sắt, tàu gỗ có công suất lớn. Khi có tàu lớn, mạnh và an toàn thì ngư dân mới có thể vươn khơi xa, đánh bắt được nhiều hơn, bám biển dài ngày hơn và ít gặp rủi ro khi có thiên tai hay sự đe doạ của kẻ xấu. Chính phủ sẽ có nguồn vốn ưu tiên cho ngư dân vay đóng tàu sắt, hỗ trợ thiết bị, chi phí đào tạo, vận hành tàu, chi phí bảo dưỡng và các thủ tục tiếp cận nguồn vốn ưu tiên.

Tại buổi nói chuyện, các ngư dân Đà Nẵng đều thể hiện quyết tâm bám biển đánh bắt, bảo vệ chủ quyền Tổ quốc đến cùng. Bà Huỳnh Thị Như Hoa (chủ tàu cá ĐNa 90152TS bị tàu Trung Quốc đâm hư hỏng nặng) khẳng định sẽ tiếp tục vay tiền đóng tàu mới để sớm ra khơi đánh bắt, đồng thời kiên quyết kiện Trung Quốc ra tòa và giữ lại nguyên trạng con tàu gặp nạn để làm chứng cứ.

Nhiều ngư dân Đà Nẵng vui mừng với kế hoạch hỗ trợ đóng mới tàu vỏ sắt của Chính phủ. Mặc dù vậy, nhiều người lo ngại số vốn ban đầu cũng như tiền duy tu bảo dưỡng tàu quá lớn. Ngư dân Trương Văn Hay (chủ tàu cá 90355TS) cho rằng, đóng tàu gỗ chỉ mất từ 2 – 3 tỉ đồng trong khi tàu sắt phải đầu tư vốn từ 7 – 10 tỉ đồng. Theo ông Hay, dù nhà nước có hỗ trợ cho vay 80% giá trị tàu thì số vốn ngư dân bỏ ra cũng rất lớn, chưa kể tiền lãi ngân hàng phải trả. “Nếu một chuyến ra khơi thất bại thì số tiền nợ càng đội lên cao”, ông Hay lo lắng nói.


Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh nghe ngư dân đóng góp ý kiến về chính sách hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu sắt

Ngư dân Lê Văn Lễ (chủ tàu cá ĐNa 90352TS) e ngại chi phí đóng mới, chi phí duy tu bổ dưỡng tàu sắt quá lớn trong khi thu nhập của ngư dân không ổn định nên khó kham nổi. Trong khi đó, ngư dân Trương Văn Minh (chủ tàu cá ĐNa 90304TS) lại quan tâm về vấn đề phải đào tạo thuyền viên cho tàu sắt nhưng hiện nay ngư dân chủ yếu sản xuất bằng kinh nghiệm. Ngoài ra, các tàu sắt sẽ thu hút các thuyền viên vì làm việc an toàn, đỡ vất vả hơn nhưng số tàu gỗ hiện nay sẽ để đâu, xử lý thế nào. “Nhiều người vay tiền đóng tàu gỗ gần 10 năm nhưng vẫn còn nợ ngân hàng. Nếu bây giờ có tàu sắt, họ không có bạn thuyền thì đành bỏ không dẫn đến phí phạm”, anh Minh nói.

Theo các ngư dân, việc đóng tàu sắt chưa nên triển khai ồ ạt. “Nhà nước nên bỏ kinh phí đóng mới tàu vỏ sắt, sau đó cho ngư dân thuê lại. Tôi không đủ tiền đóng mới tàu vỏ sắt, nhưng nếu được thuê lại tàu của nhà nước để ra khơi đánh bắt thì tôi sẵn sàng. Tiền thuê tàu mỗi năm sẽ được tính toán phù hợp cho cả ngư dân và nhà nước để không bên nào bị thiệt. Nếu làm ăn có lãi, thì ngư dân chúng tôi sẽ tự phát triển tàu vỏ sắt để làm kinh tế. Theo tôi biết, cách làm này đã áp dụng ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) và đang cho hiệu quả tốt”, ông Hay bày tỏ.

Đình Thức
Nguồn phunuonline.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập175
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm174
  • Hôm nay43,925
  • Tháng hiện tại791,493
  • Tổng lượt truy cập91,965,222
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây