Học tập đạo đức HCM

Quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến

Chủ nhật - 11/08/2013 09:38
Ngày 22/7/2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Thông tư số 35/2013/TT-BNNPTNT Quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến. Quy định có 4 chương, 9 điều:

Nội dung Thông tư có một số quy định như sau:

Tại Điều 3, chương II quy định “Đối với cơ sở nuôi chim yến”

1. Chủ cơ sở nuôi chim yến phải khai báo với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế ở các quận, huyện (gọi tắt là Phòng chuyên môn cấp huyện), nơi có cơ sở nuôi chim yến (theo phụ lục kèm theo thông tư này).

2.  Thời điểm khai báo

a. Tổ chức, cá nhân khai báo lần đầu khi cơ sở mới bắt đầu nuôi chim yến;

b. Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đã nuôi chim yến trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực phải khai báo chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 năm 2013;

c) Khi có sự thay đổi về quy mô của cơ sở nuôi chim yến (diện tích nhà nuôi, số lượng chim yến), tổ chức, cá nhân nuôi chim yến phải khai báo chậm nhất vào ngày 30 tháng 10 hàng năm.

3. Vị trí xây dựng mới cơ sở nuôi chim yến

Tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở để nuôi chim yến kể từ thời điểm Thông tư này có hiệu lực phải phù hợp với quy hoạch hoặc được sự đồng ý bằng văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện.

Tại Điều 4, chương II quy định “Đối với việc sử dụng âm thanh dẫn dụ chim yến”

Cường độ âm thanh không vượt quá 70 dBA (Đề-xi-ben A) trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 21 giờ và không được sử dụng âm thanh trong thời gian từ 21 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.

Tại Điều 5, chương II quy định đối với “Vệ sinh thú y và phòng chống dịch bệnh”

1. Cơ sở nuôi chim yến phải có trang phục bảo hộ như quần áo, giày, ủng, khẩu trang. Người làm việc và khách thăm quan phải mặc trang phục bảo hộ của cơ sở và rửa tay bằng xà phòng trước khi vào và sau khi ra khỏi cơ sở nuôi chim yến.

2. Nhà nuôi chim yến phải làm vệ sinh thường xuyên và thực hiện các biện pháp tiêu độc, khử trùng định kỳ ít nhất 1 lần/tuần. Không sử dụng chất khử trùng ảnh hưởng đến chất lượng tổ yến. Trong trường hợp chống dịch, thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

3. Dụng cụ phục vụ việc khai thác tổ yến phải được làm vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước và sau khi sử dụng.

4. Chất thải từ việc nuôi chim yến phải được thu gom, tiêu độc, khử trùng và xử lý bằng một trong các biện pháp ủ, đốt, chôn lấp hoặc phương pháp khác nhằm đảm bảo an toàn trước khi đưa ra môi trường.

5. Thực hiện quy định về giám sát tình trạng sức khỏe và xử lý dịnh bệnh

a) Cơ sở nuôi chim yến phải thường xuyên giám sát tình trạng sức khỏe của đàn chim yến. Nếu có hiện tượng chim chết bất thường, phải báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y để xử lý kịp thời;

b) Cơ sở nuôi chim yến phải được kiểm tra, giám sát và lấy mẫu xét nghiệm định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan thú y có thẩm quyền;

c) Trong trường hợp có dịch bệnh: Cơ sở nuôi chim yến phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan thú y có thẩm quyền. Trong thời gian có dịch, tất cả tổ yến được khai thác từ những địa phương đã công bố dịch phải được xử lý theo hướng dẫn của cơ quan thú y có thẩm quyền trước khi tiêu thụ.

Tại Điều 6, chương II quy định “Khai thác và sơ chế tổ yến”

1. Người lao động khi thu hoạch, chế biến và bảo quản tổ yến phải có dụng cụ và thiết bị bảo hộ đảm bảo an toàn lao động và an toàn dịch bệnh.

2. Vị trí khu vực sơ chế, bảo quản tổ yến phải cao ráo, sạch sẽ, cách biệt nhà nuôi yến, cách xa những nơi có nguy cơ ô nhiễm môi trường và dịch bệnh. 

3. Nước dùng trong các công đoạn sơ chế tổ yến phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến chất lượng tổ yến, sức khỏe người tiêu dùng.

4. Phải có trang thiết bị sử dụng trong quá trình sơ chế và bảo quản tổ yến bảo đảm vệ sinh an toàn sản phẩm.

5. Có biện pháp ngăn ngừa hiệu quả động vật khác xâm nhập vào khu vực sơ chế và bảo quản tổ yến.

6. Quy trình sơ chế, bảo quản tổ yến phải đảm bảo chất lượng sản phẩm theo quy định pháp luật hiện hành.

Tại chương III, quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 06 tháng 9 năm 2013./.

                                                                        Trí Tuệ

(trích Thông tư của BNN)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập228
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm225
  • Hôm nay43,925
  • Tháng hiện tại794,549
  • Tổng lượt truy cập91,968,278
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây