Học tập đạo đức HCM

Rót hàng trăm nghìn tỉ đồng cho nông dân

Thứ sáu - 28/02/2014 21:31
Chính phủ dành trọn ngày 28-2 họp phiên thường kỳ tháng 2-2014. Tại đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã nêu đề xuất một chương trình mới để hỗ trợ tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân (tam nông). Đề xuất này đã nhận được sự đồng thuận của Thủ tướng Chính phủ.
 
Bộ NN&PTNT đề nghị triển khai sớm chương trình tạm trữ lúa gạo và kéo dài thời gian hơn để hỗ trợ nông dân - Ảnh: Thanh Đạm

 

Ông Bình kiến nghị dành khoản tiền nhất định cho “tam nông”, rút kinh nghiệm lần trước không gọi là “gói này hay gói nọ” về sau phát sinh vấn đề phức tạp, mà gọi là chương trình thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn với mấy trọng tâm lớn.

Thứ nhất là tín dụng phục vụ ứng dụng công nghệ khoa học vào sản xuất nông nghiệp.

Thứ hai là tín dụng phục vụ mô hình sản xuất mới trong nông nghiệp.

Thứ ba là tín dụng phục vụ xuất khẩu nông thủy sản. Về cơ cấu tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước đã dự kiến theo hướng thời hạn vay, khối lượng vay và lãi suất phù hợp.

Ủng hộ đề xuất

"Vừa rồi tôi xem một phóng sự trên truyền hình ở Thái Nguyên, thấy các cháu đi học buổi sáng mỗi cháu mang theo bọc cơm, bọc mì, trưa ngồi ăn thấy thương lắm. Đi học 4-5 cây số. Cần xem lại việc này, chúng ta không thiếu gạo, tổ chức thế nào để chăm lo cho các cháu"

Thủ tướng NGUYỄN TẤN DŨNG

 

Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh đề xuất của thống đốc Ngân hàng Nhà nước về chương trình tín dụng “tam nông”, đồng thời yêu cầu Ngân hàng Nhà nước ngồi lại với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn để xây dựng nội dung triển khai cụ thể bằng các nghị định, thông tư.

“Không cần nói gói hỗ trợ bao nhiêu nhưng hàng trăm ngàn tỉ đồng cũng được, với điều kiện có đối tượng cho vay, thời hạn cho vay hợp lý, phải đủ độ dài của sản xuất nông nghiệp. Về lãi suất thì mặt bằng phải thấp hơn cho vay thương mại. Như vậy là rất tốt, đó là ủng hộ trực tiếp cho nông dân, cho sản xuất nông nghiệp” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát nêu vấn đề xuất khẩu gạo đang gặp khó khăn do lượng gạo dự trữ của Thái Lan quá lớn và đang muốn bán ra dù với giá thấp.

Do vậy, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề nghị triển khai sớm chương trình tạm trữ lúa gạo với thời gian hỗ trợ dài hơn (từ ba tháng lên bốn tháng), đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc...

Đồng ý với đề nghị sớm triển khai chương trình tạm trữ lúa gạo, Thủ tướng nêu vấn đề nghiên cứu chuyển một phần lương thực làm thức ăn chăn nuôi.

Cụ thể như gạo thay ngô vì hiện đang nhập khẩu ngô rất nhiều, “nếu nghiên cứu được cái này, đảm bảo chất lượng thì muốn tặng thưởng huân chương gì cũng được”.

 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại phiên họp - Ảnh: Nhật Bắc

 

Đừng giải cứu đại gia đi xe Phantom

Về thị trường bất động sản, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng cho rằng nên mời kiểm toán độc lập xác định giá thành các khu đô thị, các căn nhà là bao nhiêu tiền và yêu cầu chủ đầu tư phải bán với giá hợp lý.

“Mấy ông bất động sản cứ có tâm lý chờ đợi, một là Chính phủ khoanh nợ, giãn nợ, hai là chờ đợi xem Chính phủ có hỗ trợ gì không. Giá rất cao. Chúng ta phải xác định được từng căn hộ giá thành hợp lý là như thế này và yêu cầu ông bán với giá đó để trả nợ ngân hàng. Như vậy người dân mua được nhà với giá hợp lý, ngân hàng thu được nợ. Chúng ta giải cứu là giải cứu nông dân không bán được lương thực, không bán được nông sản giá thấp, chứ mấy ông bất động sản toàn đại gia đi xe Phantom, đi xe xịn thì không thể giải cứu được” - Bộ trưởng Thăng nói.

Thủ tướng Chính phủ cho rằng với quan hệ dân sự thì không ra mệnh lệnh được, nhưng ngân hàng là nơi cho vay, nếu tới hạn chưa trả mà không khoanh nợ thì lãi suất tăng lên, phải bán, còn không thì thế chấp ngân hàng.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết thị trường bất động sản đã có tín hiệu khởi sắc, tồn kho bất động sản tiếp tục giảm.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói đối với gói 30.000 tỉ đồng, ngành ngân hàng muốn có chương trình kết nối với các đơn vị sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, mục đích của chương trình là cho vay một lần để giải phóng khối lượng lớn nguyên vật liệu xây dựng.

Cụ thể nội dung chương trình này sẽ được ngành ngân hàng phối hợp với các hiệp hội, các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng và UBND TP.HCM để triển khai thí điểm ở TP.HCM trong thời gian tới.

Hỗ trợ doanh nghiệp mới thành lập

Về kinh tế vĩ mô, Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định tỉ giá đang ổn định, trong hai tháng qua đã mua vào hơn 4 tỉ USD dự trữ ngoại hối, lãi suất có chiều hướng giảm và phấn đấu cả năm lãi suất cho vay giảm 1-2% như dự kiến.

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nói cần chú ý đến số lượng doanh nghiệp giải thể, trong khi đó số doanh nghiệp thành lập trở lại rất thấp.

Cụ thể, qua hai tháng đầu năm có 13.100 doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động, số doanh nghiệp thành lập mới là 10.900, cần rà soát lại các thủ tục hành chính để tháo gỡ tối đa và xem xét có giải pháp hỗ trợ số doanh nghiệp thành lập mới.

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định niềm tin thị trường đang tăng lên. Tuy rằng Chính phủ và các địa phương còn phải nỗ lực nhiều hơn, nhưng những chuyển biến tích cực trên các mặt kinh tế - xã hội thời gian qua đã cho thấy điều hành của Chính phủ phát huy kết quả tích cực.

“Dịp tết vừa rồi sân bay Tân Sơn Nhất lên đến trên 600 chuyến/ngày, trong khi năm ngoái chỉ có 400 chuyến/ngày. Trước mắt chúng ta sẽ mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất để khắc phục tắc nghẽn, cho đến khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động. Tuy nhiên, qua tắc nghẽn đó cũng có điều mừng vì cho thấy sự phát triển” - Thủ tướng nói.

Đề cập đến nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ phải giải ngân nhanh vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Thủ tướng lưu ý tầm quan trọng của việc ổn định tỉ giá, tập trung chỉ đạo xử lý nợ xấu, quyết liệt cơ cấu lại nợ, cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém...

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công thương nghiên cứu nhân rộng mô hình bình ổn giá đã chứng minh hiệu quả ở TP.HCM, “thành phố 10 triệu dân mà vừa qua giá tăng thấp nhất cả nước, bù giá không dùng ngân sách, cần phải nhân rộng ra các tỉnh thành khác”.

Về cải cách hành chính, Thủ tướng cho rằng hiện nay thông tư của một bộ có thể liên quan đến toàn dân, ví dụ như thông tư 16 của Bộ Xây dựng, do vậy các bộ ngành cần tập trung chăm lo công tác xây dựng thể chế, nhất là trong bối cảnh năm 2014 sẽ xây dựng nhiều thể chế sau khi Quốc hội thông qua Hiến pháp 2013.

 

VÕ VĂN THÀNH

Nguồn tuoitre.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập212
  • Hôm nay43,925
  • Tháng hiện tại794,216
  • Tổng lượt truy cập91,967,945
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây