Học tập đạo đức HCM

Cho vay HTLS 4%/năm: Cơ hội đã rộng mở?

Thứ tư - 14/08/2013 20:59
Chính sách hỗ trợ lãi suất (HTLS) cho các đối tượng vay vốn tại các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn để đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và các doanh nghiệp (DN) SXKD trong một số lĩnh vực được UBND tỉnh triển khai từ cuối năm 2011. Tuy nhiên, gần 2 năm thực hiện, chưa nhiều DN tiếp cận được nguồn lực hỗ trợ...

Nguồn lực không nhỏ

Lọt vào nhóm đối tượng được thụ hưởng chính sách, lại là DN hội tụ đủ điều kiện được vay, Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh đã tiếp cận “trọn gói” chính sách trong 2 năm qua. Năm 2012, Công ty được vay gần 16 tỷ đồng và năm 2013 được vay tới 43 tỷ đồng vốn HTLS. Với số tiền vay lớn, việc giảm được 4% lãi suất tính trên số tiền vay trong 12 tháng, DN tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng chi phí vay vốn. Sự tiếp sức này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh Công ty đối mặt với việc giá cao su thành phẩm giảm mạnh và thị trường xuất khẩu mủ nhỏ hẹp do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu.

Chị Nguyễn Thị Hà - Kế toán trưởng Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh cho biết: “Là khách hàng truyền thống của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển (BIDV) Hà Tĩnh, chúng tôi luôn được ngân hàng dành sự ưu đãi về lãi suất. Khi có chính sách hỗ trợ của tỉnh, BIDV đã chủ động tư vấn, hỗ trợ DN thực hiện các thủ tục cần thiết để được vay nguồn vốn rẻ. Đặc biệt, hiện nay, trong giai đoạn đầu tư mở rộng diện tích trồng mới với nhu cầu vốn đầu tư lớn, Công ty đang gặp thuận lợi lớn khi mặt bằng lãi suất cho vay chung giảm, đồng thời lại tiếp tục được hưởng chính sách HTLS 4%/năm của UBND tỉnh”.

Cho vay HTLS 4%/năm: Cơ hội đã rộng mở?
Nguồn vốn huy động dồi dào giúp các tổ chức tín dụng chủ động thực hiện các chính sách hỗ trợ lãi suất trong đầu tư tín dụng.

Trong số các DN hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được vay vốn HTLS theo chính sách hỗ trợ của UBND tỉnh có 2 đơn vị xuất khẩu thủy sản là: Công ty Thủy sản Nam Hà Tĩnh và Công ty Xuất khẩu thủy sản Hà Tĩnh. Cả 2 DN này đã được Vietcombank Hà Tĩnh hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn được HTLS 4%/năm cho các món vay từ năm 2012 - 2013 với doanh số cho vay hàng trăm triệu đồng/đơn vị. Số tiền lãi được hỗ trợ đã tạo thêm nguồn lực để các đơn vị này vượt qua khó khăn khi thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Nhờ đó, trong khi các đơn vị xuất khẩu thủy sản trong cả nước lao đao thì cả 2 DN của tỉnh ta đều trụ vững nhờ chủ động nguồn vốn để thu mua nguyên liệu, giữ chân bạn hàng bằng chất lượng sản phẩm, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động.

Bên cạnh tập trung cho đối tượng là DN hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp, năm 2013, chính sách HTLS của UBND tỉnh mở rộng thêm cơ hội cho các DN sử dụng số đông lao động (cụ thể là 300 lao động đóng BHXH). Tổng Công ty KS&TM là đơn vị đáp ứng đủ điều kiện này để tiếp cận cơ hội vay nguồn vốn được hỗ trợ 4% lãi suất trong năm 2013. Trong 7 tháng đầu năm đối mặt với những thách thức lớn, Tổng Công ty đã có được sự đồng hành của hơn 46 tỷ đồng vốn được HTLS để đẩy mạnh các lĩnh vực SXKD hiệu quả, triển khai nhiều dự án mới.

Cánh cửa đã rộng mở?

 

Chính sách HTLS cho các đối tượng vay vốn tại các TCTD được UBND tỉnh ban hành từ tháng 10/2011 (tại Văn bản số 3685/UBND-TH ngày 27/10/2011) và tiếp tục sửa đổi bổ sung tại Văn bản số 4325/UBND-TH ngày 20/12/2011 và Văn bản số 1226/UBND-TH ngày 2/5/2012. Năm 2013, UBND tỉnh quyết định kéo dài thời gian thực hiện chính sách và mở rộng thêm một số đối tượng được tiếp cận với các QĐ 03/2013/QĐ-UBND ngày 17/1/2013 (quy định về việc HTLS cho các khách hàng vay vốn tại các TCTD trên địa bàn Hà Tĩnh) và 07/2013/QĐ-UBND ngày 31/1/2013 (sửa đổi một số nội dung của QĐ 03).

 

Ngay khi chính sách HTLS 4%/năm được UBND tỉnh ban hành, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh đã có văn bản chỉ đạo cụ thể và chỉ đạo các TCTD vào cuộc. Phần lớn các ngân hàng thương mại lớn đã xác định HTLS là cơ hội để tiếp sức cho khách hàng của mình trong giai đoạn khó khăn, vì vậy đã chủ động tư vấn, hỗ trợ khách hàng tiếp cận chính sách.

Phó phòng Khách hàng DN Vietcombank Hà Tĩnh - Dương Thị Lan Phương cho biết: Trong số gần 200 khách hàng DN của Chi nhánh, những đối tượng khách hàng đủ điều kiện đã được ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận nguồn vốn HTLS. Doanh số cho vay HTLS 4% của Vietcombank đạt trên 300 tỷ đồng, chiếm trên 80% doanh số cho vay của các TCTD trên địa bàn.

Tuy nhiên, gần 2 năm thực hiện chính sách HTLS của UBND tỉnh, kết quả đạt được vẫn còn hạn chế. Theo thống kê của Chi nhánh NHNN tỉnh, từ năm 2012 đến tháng 7/2013, doanh số cho vay HTLS 4%/năm theo các quyết định của UBND tỉnh chỉ đạt trên 459 tỷ đồng với 44 lượt khách hàng vay. Tổng số tiền lãi hỗ trợ khách hàng chỉ khoảng 3,3 tỷ đồng là một con số khiêm tốn so với dự kiến của tỉnh về nguồn kinh phí dành để hỗ trợ DN thông qua kênh kích cầu tín dụng này.

Theo Giám đốc Chi nhánh NHNN tỉnh Nguyễn Huy Tiến, nguyên nhân cốt lõi của việc kết quả cho vay HTLS chưa cao là do khả năng hấp thụ nguồn vốn của các đối tượng khách hàng thời gian qua rất hạn chế. Giảm chi phí lãi suất ngân hàng chỉ mới là một phần trong bài toán SXKD đầy khó khăn trong giai đoạn suy giảm kinh tế, thị trường bế tắc kéo dài thời gian qua. Dù ngân hàng có đẩy mạnh các giải pháp đầu tư tín dụng, dù cơ hội vay lãi suất ưu đãi mở ra nhưng khi không tìm được hướng đầu tư hiệu quả thì DN không thể hấp thụ nguồn vốn.

Nhìn từ những nguyên nhân khác, theo những người trong cuộc, chính sách HTLS 4%/năm của UBND tỉnh chưa mang lại kết quả như mong đợi còn bởi đối tượng được tiếp cận chính sách khá hẹp. Quyết định (QĐ) số 03 của UBND tỉnh quy định về HTLS cho các khách hàng vay vốn tại các TCTD áp dụng cho 3 nhóm đối tượng: DN, HTX, chủ trang trại có phương án SXKD hiệu quả thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; nhà đầu tư có dự án xây dựng nhà ở công nhân, nhà ở xã hội; DN hoạt động ở lĩnh vực khác có số lao động đóng BHXH từ 300 người trở lên.

Theo một số ngân hàng thương mại trực tiếp thực hiện chính sách cho vay HTLS 4%/năm thì thực tế, các DN hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp không nhiều; các HTX thường không đủ điều kiện để vay vốn và số lượng hộ được cấp giấy chứng nhận chủ trang trại theo quy định vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó, số lãi được hỗ trợ 4%/năm chưa đủ sức hấp dẫn, nên những đơn vị có nhu cầu vốn ít thường ngại “bỏ công” thực hiện thêm các thủ tục để được thụ hưởng chính sách.

Ngoài ra, cũng trong 2 năm nay, từ nguồn kinh phí chương trình xây dựng NTM, UBND tỉnh tiếp tục ban hành QĐ 26 về HTLS cho các tổ chức, cá nhân xây dựng các mô hình sản xuất với mức ưu đãi lớn hơn (bằng lãi suất dành cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách của Ngân hàng CSXH). Vì vậy, có những DN, HTX, chủ trang trại đã lựa chọn vay vốn theo QĐ 26.

 

Giám đốc NHNN tỉnh Nguyễn Huy Tiến: Xu hướng khách hàng sẽ tiếp cận chính sách HTLS 4%/năm nhiều hơn

Trước đây, khi mặt bằng lãi suất cho vay còn cao, cộng với bối cảnh kinh tế chưa có nhiều tín hiệu lạc quan, thì mức HTLS 4%/năm chưa thực sự hấp dẫn DN. Tuy nhiên, hiện nay, lãi suất cho vay DN SXKD chỉ còn từ 10-11%/năm, nếu được HTLS 4%/năm, thì chỉ còn 6-7%/năm. Đây là mức lãi suất được hỗ trợ cao nhất trong thời điểm hiện tại và giúp DN giảm được chi phí lãi suất khá lớn để nâng cao hiệu quả SXKD, vì vậy, xu hướng khách hàng sẽ tranh thủ chính sách này nhiều hơn. Chính sách HTLS 4%năm sẽ được áp dụng cho các khoản vay giải ngân đến ngày 31/12/2013, vì vậy, khi có phương án SXKD hiệu quả, khách hàng còn có cơ hội tiếp cận nguồn vốn rẻ.

Phó Chủ tịch Hội DN nhỏ và vừa Hoàng Trung Thông: Mong muốn mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp

Ngoài đối tượng là DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được vay vốn HTLS, cơ hội còn dành cho những DN ở các lĩnh vực khác với điều kiện phải GQVL cho số đông lao động (300 lao động được đóng bảo hiểm). Toàn tỉnh có gần 3.000 DN, chủ yếu là DN nhỏ và vừa, khó đáp ứng được điều kiện về lao động theo QĐ 03 về HTLS của UBND tỉnh. Chúng tôi mong muốn, chính sách được điều chỉnh theo hướng mở rộng hơn đối tượng được vay và giảm bớt điều kiện quy định số lượng lao động được đóng bảo hiểm trong DN để giúp các DN nhỏ và vừa - những đối tượng dễ bị tổn thương trước tác động của suy thoái kinh tế - có thêm nguồn lực để vượt qua khó khăn.

 


Vũ Dũng
Nguồn baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập163
  • Hôm nay28,912
  • Tháng hiện tại804,190
  • Tổng lượt truy cập91,977,919
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây