Học tập đạo đức HCM

"Vạ miệng" chốn công sở

Thứ ba - 11/09/2012 00:55
Nói đùa, nói hớ, hay vì mất bình tĩnh mà "nói dại" ở chốn công sở đều có thể gây ra hậu quả khôn lường.

Vạ miệng

Hải Ninh – nhân viên văn phòng một công ty truyền thông tại Hà Nội được biết là người có rất năng nổ và hay nói trong mọi việc, nhưng lời ăn tiếng nói lại rất “ngô nghê". Cũng chính vì cách ăn nói không cần biết người khác nghĩ gì như cô đã khiến cô không chỉ một lần bẽ mặt.

Một lần đang giờ nghỉ trưa, Hoa - cô bạn cùng phòng được thăng chức nên mọi người đều xúm lại chúc mừng đồng nghiệp. Riêng Ninh lại vừa nhai kẹo cao su vừa phát biểu “Người như thế mà cũng được lên chức sao? Thật là vô lý và ngớ ngẩn. Chẳng phục tẹo nào”.

Mọi người đều tròn mắt quay lại nhìn cô, biết mình lỡ lời chê bai thành tích của người khác. Ninh vội chữa cháy “Hơ hơ, em đùa thôi mà, sao mọi người nhìn em căng thẳng thế”.

Dù đã vội bào chữa nhưng sau lần đó, Ninh mất đi không ít "cạ cứng" cùng phòng vì họ nghĩ Ninh là người nhỏ nhen, ích kỉ, thiếu chuyên nghiệp trong công việc.

Khác với Ninh, Nhàn – một người được cho là khéo léo, biết chủ động mọi lúc mọi nơi trong công ty lại gặp phải tình huống trớ trêu vì “đang bực mình”.

Nhàn là người làm việc rất chuyên nghiệp, sếp và đồng nghiệp đều đánh giá cao điều đó. Một lần, công ty có nhân viên mới đến và ngồi ngay cạnh Nhàn. Chuyện sẽ không có gì nếu Nhàn biết cách lựa lời mà nói và tận tình hơn với nhân viên mới. Cô bé mới ra trường, hỏi Nhàn về thanh công cụ trên quản trị website bởi cô là leader Nội dung. Nhàn quay ra trả lời tỉnh bơ trước sự ngạc nhiên của các nhân viên cùng nhóm và bộ phận khác: “Đó không phải công việc của chị”.

Nhìn ánh mắt  sợ sệt của nhân viên mới mà các đồng nghiệp khác giận lây Nhàn vì lời nói khó chịu. Khi Nhàn nguôi giận, cô mới sực nhớ câu nói của mình đã khiến người khác thay đổi hẳn cách nhìn về mình thế nào. Nhàn tỏ ra ân hận, nhưng lời đã trót nói ra, cô không thể thay đổi cảm giác của cả phòng.

Chỉ vì một chút nông nổi và không kìm nén được cảm xúc, rõ ràng cô đã làm ảnh hưởng tới vị trí của mình trong công ty.

'Vạ miệng' chốn công sở, Chuyện công sở, Bạn trẻ - Cuộc sống, Chuyen cong so, cong so, nhan vien, sep, giao tiep, cong viec, noi xau, buon chuyen, thang tien, dong nghiep, thang chuc

Áp lực công việc làm nhiều cô nàng "giận quá mất khôn" (Ảnh minh họa)

Mất lòng vì câu cửa miệng

Thành là nhân viên lập trình cho một công ty tư nhân tại Hà Nội. Anh có câu nói cửa miệng rất quen thuộc “Yên tâm, tôi sẽ quan tâm tới vấn đề đó”.

Câu nói này có thể áp dụng ngoài cuộc sống của Thành, nhưng dùng để biểu đạt với sếp thì đúng là không đạt hiệu quả.

Trong một cuộc họp với sếp, Thành không chú tâm tới công việc của bộ phận mình mà thay vào đó là ngồi nghe các nhóm khác trình bày. Khi sếp hỏi tới bộ phận mình và kết quả phải đạt được cho quý sau, Thành đáp gọn lọn vì đã “quen miệng”: “Anh cứ yên tâm ạ, em sẽ quan tâm tới vấn đề đó”.

Thành gật gù với câu nói của mình vì nó bao quát mọi ý nghĩa từ việc hứa hẹn cho tới làm hài lòng sếp. Nhưng có lẽ Thành đã sai. Điều sếp muốn là cam kết kết quả cho công việc chứ không phải là một câu hứa hẹn vu vơ của anh chàng. Đây là điểm trừ rất lớn trong môi trường làm việc công sở.

Nhung – nhân viên copywriter cho một công ty truyền thông cũng có câu cửa miệng: "không có thời gian đâu". Kiểu như cô nàng hay đối đáp với mẹ: “Con chẳng có thời gian”, với bạn “Tao làm gì có thời gian” hoặc với bạn trai “Em không có thời gian đâu, anh không giúp thì thôi”.

Một lần, sếp tạt ngang đưa bản thảo, dặn Nhung làm thêm việc thì sẽ có thưởng vì công ty đang có nhiều dự án, Nhung đang ngồi nghe nhạc chỉ nhìn qua tập bản thảo, mà không cần ngẩng lên người đưa nó là ai, cô nàng đã vội vàng: “Tôi làm gì có thời gian cơ, bạn tự làm đi”.

Khỏi phải nói sếp ngạc nhiên đến cỡ “mắt tròn, mắt dẹt”. Mãi một lúc, sếp e hèm thì Nhung mới bỏ tai nghe và giật bắn người. Nhung chỉ lắp bắp nói được câu xin lỗi.

"Cho dù ngoài đời bạn có những tật xấu khó bỏ, thì khi làm việc vẫn nên cẩn thận và tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra nhất.  Vì khi đã bị vạ miệng, làm mất lòng tin của sếp hay đồng nghiệp, bạn sẽ thấy môi trường công sở thật khắc nghiệt và gò bó", Nhung thở dài đúc kết lại kinh nghiệm bản thân.

Theo 24h.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập240
  • Hôm nay20,706
  • Tháng hiện tại392,231
  • Tổng lượt truy cập90,455,624
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây