Học tập đạo đức HCM

Cẩm Minh, chuyển mình từ nông thôn mới

Chủ nhật - 10/01/2016 04:11
Là xã miền núi, có trên 50% hộ nghèo, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn nhưng Đảng ủy, chính quyền và nhân dân Cẩm Minh (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) vẫn chung sức, đồng lòng quyết tâm vượt khó, phát huy tiềm năng, lợi thế của quê hương để xây dựng nông thôn mới.

 

Hệ thống giao thông ở Cẩm Minh được xây dựng khang trang.

Sau hơn 4 năm thực hiện chương trình, một trong những bài học lãnh đạo xã Cẩm Minh rút ra là, phải làm tốt công tác tư tưởng. Chính vì thế, xã tích cực tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của chương trình nhằm huy động, khơi dậy nguồn lực trong dân, nhờ đó bộ mặt nông thôn Cẩm Minh đã có nhiều thay đổi. Các tuyến đường giao thông được nâng cấp, mở rộng; cảnh quan môi trường khởi sắc, tất cả đều do người dân tự nguyện đóng góp tiền của, công sức cùng sự hỗ trợ của Nhà nước để hoàn thành.

Bắt tay vào thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới với nhiều khó khăn nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Cẩm Minh đã tạo được sự đồng thuận cao, cùng vào cuộc một cách quyết liệt. Điểm nổi bật trong xây dựng nông thôn mới ở Cẩm Minh là xã đã làm tốt công tác quy hoạch phát triển sản xuất, chăn nuôi và nhân rộng các mô hình kinh tế. Bên cạnh đó, xác định rõ lộ trình thực hiện từng tiêu chí, trong đó đặc biệt chú trọng chỉ đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Xác định bản chất của xây dựng nông thôn mới là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, vì vậy, trong quá trình thực hiện, Cẩm Minh lấy nâng cao thu nhập là yếu tố quan trọng, là điều kiện cốt lõi. Theo đó, xã dành nhiều ưu tiên cho công tác đào tạo, tập huấn cho người dân. Hội Nông dân đã tổ chức 13 buổi tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật với 1.074 người tham gia, 5 lớp học nghề kỹ thuật về chăn nuôi, 1 lớp kỹ thuật chăn nuôi liên kết với cơ sở chăn nuôi lợn nái của HTX Minh Lộc,… Tập trung chỉ đạo phát triển các mô hình; hiện toàn xã có 6 mô hình kinh doanh sản xuất lớn, 8 mô hình sản xuất kinh doanh vừa, 49 mô hình sản xuất kinh doanh nhỏ; thành lập được 4 HTX, 51 tổ hợp tác và 2 doanh nghiệp. Giải ngân kịp thời tiền hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng mô hình nông nghiệp.

Ngoài ra, nhằm tạo điều kiện cho người dân tập trung phát triển sản xuất, tỉnh đã có chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay với mức 50 triệu đồng/hộ đối với những hộ có đàn trâu, bò 5 con trở lên, đàn lợn từ 15 con trở lên có bể biogas. Đến nay, toàn xã có 112 hộ vay với số tiền lên đến hơn 7 tỷ đồng.

Song song với việc tập trung thực hiện và phát triển các mô hình sản xuất, công tác chỉnh trang, nâng cấp, làm mới các công trình hạ tầng thiết yếu cũng được chú trọng. Nhờ làm tốt công tác chỉ đạo, xã đã tranh thủ tốt thời cơ, huy động hiệu quả các nguồn lực, tập trung phát triển giao thông nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng và thủy lợi để đảm bảo nhu cầu sản xuất của người dân. Tính từ năm 2011 đến nay, toàn xã đã bê-tông hóa được 3,4/3,4km tuyến đường trục xã, 8.590/8.930km đường trục thôn xóm, 34,17/47km đường ngõ xóm không còn lầy lội vào mùa mưa, tỷ lệ kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa, bảo đảm chất lượng đạt 29,7% (7,92/23.93km).

Ông Trương Khánh Vĩnh, Bí thư Đảng ủy xã Cẩm Minh, khẳng định: “Phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập là mối quan tâm hàng đầu của Cẩm Minh trong xây dựng nông thôn mới. Với nền kinh tế thuần nông, để đạt mức thu nhập bình quân 18,06 triệu đồng/người/năm như hiện tại đã là một nỗ lực vượt bậc của xã”.

Tuy nhiên, so với mặt bằng chung, Cẩm Minh vẫn còn nhiều khó khăn do xuất phát điểm thấp nên ngoài nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, hơn lúc nào hết, xã rất cần sự quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ của Nhà nước, các cấp, ngành, cộng đồng doanh nghiệp và con em xa quê. Từ đó tạo nên sức mạnh tổng hợp, giúp người dân Cẩm Minh vượt qua khó khăn, từng bước đạt các tiêu chí và về đích nông thôn mới.

Dù gặp nhiều khó khăn, thử thách nhưng với lòng quyết tâm, ý chí không cam chịu lạc hậu, đói nghèo cùng với những bước đi phù hợp, chắc chắn công cuộc đưa Cẩm Minh về đích nông thôn mới sẽ có bước tiến nhanh hơn.

Huy Hùng- Phương Thảo/kinhtenongthon.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập94
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm88
  • Hôm nay15,736
  • Tháng hiện tại338,726
  • Tổng lượt truy cập85,245,762
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây