Học tập đạo đức HCM

Cẩm Xuyên đột phá trong sản xuất vụ Xuân

Thứ sáu - 14/12/2012 21:45
Đông xuân 2011-2012, Cẩm Xuyên còn tới hơn 50% diện tích lúa xuân sớm, bởi vậy ít ai nghĩ rằng địa phương có đất lúa lớn trong tốp đầu của tỉnh lại làm nên cuộc lội ngược dòng ngoạn mục ở vụ xuân 2013. Trong khi nhiều huyện rối như tơ vò, Cẩm Xuyên đã vững vàng, quyết tâm triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, kiên quyết xóa bỏ trà xuân sớm, bố trí trà xuân trung hợp lý, mở rộng diện tích xuân muộn theo hướng hàng hóa tập trung với năng suất, chất lượng cao.

 

Cẩm Xuyên đột phá trong sản xuất vụ Xuân

Cẩm Xuyên tích cực chỉ đạo các đơn vị, địa phương tranh thủ thời tiết nắng ráo tiến hành cày lật đất, phơi ải diệt trừ cỏ dại, mầm mống sâu bệnh, phấn đấu gieo cấy hết diện tích lúa vụ xuân

Có thể nói, đến thời điểm này, Cẩm Xuyên đã cơ bản thực hiện thành công kế hoạch với trên 90% diện tích đồng ruộng không làm mạ vụ xuân sớm. Theo kế hoạch, vụ xuân 2013, Cẩm Xuyên gieo cấy hơn 8.720 ha lúa, trong đó xóa bỏ trà xuân sớm, xuân muộn chiếm 83% diện tích với các giống lúa mới có năng suất và chất lượng cao như: VTNA2, RVT, HT1, PC6, TH3-3, Syn6…

Ông Lê Ngọc Hà – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện cho biết: “Để đạt mục tiêu trên, huyện đã tổ chức 3 cuộc hội nghị triển khai đề án sản xuất vụ xuân xuống tận thôn xóm, chi bộ cơ sở, đồng thời lồng ghép với đợt kiểm điểm theo tinh thần NQ T.Ư 4. Cùng với ban hành các chính sách hỗ trợ đi kèm, chúng tôi tăng cường công tác quản lý về giống, nghiêm cấm việc lưu hành, buôn bán giống IR 1820 trên địa bàn; chỉ đạo các địa phương, đơn vị thủy nông không mở nước đối với trà xuân sớm, không hỗ trợ tiền mua giống và các vật tư khác”.

Bước chuyển đổi về cơ cấu trà lúa vụ xuân ở Cẩm Xuyên cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Lâu nay, tập quán canh tác giống lúa dài ngày đã ăn sâu vào người nông dân. Quá trình kiểm tra, chỉ đạo ở cơ sở, các tổ công tác vẫn phát hiện không ít hộ dân sản xuất trà xuân sớm với giống IR 1820. Tuy nhiên, với sự quyết liệt trong chỉ đạo của cả hệ thống chính trị từ huyện đến xã, các địa phương đã có biện pháp xử lý kịp thời những diện tích này. Đến nay, có 14/26 xã đăng ký giống chuyển đổi diện tích xuân sớm sang xuân muộn với 85,13 tấn giống lúa các loại, gieo cấy trên 1.846 ha đăng ký chuyển đổi.

Để có kết quả đó, theo ông Hà, ngoài sự quyết liệt của chính quyền, đoàn thể các cấp thì bài học thực tiễn từ những đợt giá rét kéo dài gần 70 ngày trong vụ đông xuân 2011-2012 làm cho hơn ½ diện tích lúa xuân sớm trong toàn tỉnh phải cấy lại là “đòn quyết định” đánh tan tư tưởng bảo thủ với trà xuân sớm của bà con nông dân. Thời điểm đó, Cẩm Xuyên có 5.500/8.800 ha lúa đông xuân buộc phải gieo cấy lại. Theo đó, thay vì 40% trà xuân muộn như cơ cấu ban đầu, lần đầu tiên trong lịch sử, tỷ lệ trà xuân muộn tăng lên 56% cơ cấu vụ lúa đông xuân 2011-2012. Và vụ sản xuất này đã giành thắng lợi lớn ở Cẩm Xuyên với năng suất lúa trên 50 tạ/ha.

Cẩm Xuyên đột phá trong sản xuất vụ Xuân

“Cánh đồng mẫu lớn” ở Cẩm Bình là tiền đề mở rộng mô hình sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn

Đến thời điểm hiện tại, UBND huyện, các phòng ban, ngành phối hợp các địa phương đã tổ chức tập huấn cho 11 xã, thị trấn với 41 lớp, 2.870 hộ sản xuất tham gia. Các nội dung tập huấn chủ yếu là: kỹ thuật che phủ mạ nilon, quy trình sản xuất một số giống lúa chất lượng cao, một số sâu bệnh hại chính trên cây lúa và biện pháp phòng trừ…

Từ kết quả thực hiện thành công cánh đồng mẫu lớn trong vụ hè thu tại xã Cẩm Bình, Cẩm Thăng, vụ xuân 2013 có thêm 6 xã, thị trấn ký hợp đồng liên kết với các doanh nghiệp sản xuất hơn 66 tấn lúa giống. Ngoài chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện hỗ trợ 20% kinh phí mua giống, 30% kinh phí mua nilon phủ mạ.

Dồn sức triển khai trà xuân muộn với cơ cấu 83% tổng diện tích vụ xuân 2013, huyện Cẩm Xuyên tích cực chỉ đạo các đơn vị, địa phương kiểm tra, củng cố bờ vùng, bờ thửa, tránh thất thoát nước; ra quân làm thủy lợi nội đồng; tranh thủ thời tiết nắng ráo tiến hành cày lật đất, phơi ải, làm dầm để diệt trừ cỏ dại và mầm mống sâu bệnh. Các điều kiện cần thiết đang được huyện chuẩn bị kỹ lưỡng để vụ xuân 2013 với cuộc đột phá về cơ cấu trà lúa ở Cẩm Xuyên đi đến thành công.

Thanh Hoài
Báo Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập235
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm230
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại873,616
  • Tổng lượt truy cập92,047,345
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây