Học tập đạo đức HCM

“Hốt” tiền trên cát trắng

Thứ năm - 04/01/2018 09:11
Từ những đồi cát bạc màu ven biển, những ông chủ, bà chủ chân đất ở xã Cẩm Hòa (Cẩm Xuyên) đã từng bước xanh hóa sa mạc cát bằng những luống rau, củ, quả. Và họ đã được “hốt” tiền trên môi trường sinh thái tự tạo này với tham vọng được gắn kết dài lâu và bền vững hơn.

 Càng ngày hiệu quả càng cao

     Dọc bên tuyến đường ven biển chạy về Thiên Cẩm, đoạn qua xã Cẩm Hòa, nhìn về phía tay phải sẽ bắt gặp cả một màu xanh miên man chạy dài trên những đồi cát trắng. Màu xanh ấy chính là màu của những luống rau, củ quả được HTX thương mại dịch vụ tổng hợp và chăn nuôi Hà Trung và HTX sản xuất và dịch vụ tổng hợp Hoàng Chu làm nên.

     Giám đốc HTX thương mại, dịch vụ tổng hợp và chăn nuôi Hà Trung Trần Thị Việt Hà chân đi ủng thoăn thoắn giữa rừng rau hết thu tiền của người này lại giao hàng cho người khác. Chị vui vẻ : “Vụ Đông Xuân năm nay thắng lớn. Thời tiết thuận lợi và rau cũng được giá, không đủ cung ứng cho thị trường”…

 


Công nhân HTX thương mại dịch vụ tổng hợp và chăn nuôi Hà Trung thu hoạch rau, củ mùa Đông.

 

     Bắt đầu khai hoang vùng “sa mạc cát” năm 2014 theo Dự án của tỉnh, với diện tích 10,5 ha, HTX Hà Trung đã phải đối mặt với nhiều khó khăn; cũng đã từng thất bại. Tuy nhiên, càng ngày càng dày thêm kinh nghiệm nên hoạt động sản xuất càng mang lại hiệu quả cao. Những năm gần đây, doanh thu HTX lên tới hơn 1,5 tỷ đồng. “Trước đây không biết cứ trồng đại trà, có những năm cả chục tấn rau cải phải để cho trổ hoa hết. Nhưng rút kinh nghiệm và học hỏi dần dần nên giờ đã làm chủ được kỹ thuật và thị trường.  Giờ làm cuốn chiếu và làm theo lượng bán. Chẳng hạn, vào vụ Đông năm nay, chủ lực vẫn là cải củ, cà rốt. Đến thời điểm này đã thu hoạch gần xong, lại tập trung cho thu hoạch hành tăm, cây chủ lực trong đợt này. Còn dưa chuột thì trồng quanh năm… Về thị trường tuy chưa có liên kết ổn định nhưng không lo vì như thời điểm hiện tại vẫn không đủ để  cung cấp cho các lái buôn trong vùng”, chị Việt Hà khẳng định.

 


Ông Trần Viết Chu – Giám đốc HTX sản xuất và dịch vụ tổng hợp Hoàng Chu: “Một luống cải như thế này cho thu về 3 triệu bạc trở lên, nói thì người nông dân không ai tin".

 

     Thắng lợi lớn nên HTX nào cũng khí thế trong hoạt động sản xuất. Ông Trần Viết Chu – Giám đốc HTX sản xuất và dịch vụ tổng hợp Hoàng hào hứng: “Nói thật, giờ mà nói một luống cải như thế này mà thu về 3 triệu bạc thì người nông dân không ai tin. 1 ha cho thu nhập từ 70-80 triệu/vụ. Mỗi năm trồng 2 vụ cải và 2 vụ dưa. Với diện tích 3 ha của HTX cho thu nhập ít nhất cũng trên 500 triệu đồng/năm.

      Cần cơ chế bền vững hơn

     Càng làm càng có thêm kinh nghiệm, hiệu quả kinh tế càng cao hơn và càng thêm đam mê, gắn bó. Ông Trần Viết Chu chia sẻ, giờ không chỉ làm kinh tế nữa mà còn là niềm vui, đam mê. Riêng bà nhà ông giờ như một kỷ sư thực vật thực thụ. Sáng sớm là bà đã ra trang trại, mân mê giữa những luống rau, củ, quả. Vui nhất nữa là tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Có những người trước đây không biết làm gì vì do độ tuổi ( trên dưới 50 tuổi) đi đâu xin việc cũng khó nhưng đã làm việc cho HTX có lương ổn định 4,5 triệu đồng/tháng; có người đã có tiền gửi tiết kiệm ngân hàng… Tuy nhiên, điều trăn trở lớn nhất bây giờ đó là thời hạn giao đất quá ngắn (chỉ được 5 năm) nên không dám đầu tư. Chúng tôi mong rằng tỉnh, huyện có chính sách mở hơn, tạo điều kiện cho HTX được đầu tư bền vững hơn chứ như tình trạng hiện nay chúng tôi rất muốn đưa cơ giới vào để sản xuất nhưng không dám.

 


Công nhân các HTX đang tập trung trồng rau, củ phục vụ thị trường ra tết Nguyên Đán Mậu Thân.

 

      Cùng chung nỗi niềm, Giám đốc HTX thương mại, dịch vụ tổng hợp và chăn nuôi Hà Trung Trần Thị Việt Hà cũng cho rằng thời hạn giao đất quá ngắn nên HTX chưa dám đầu tư lớn. Hiện HTX tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 9 lao động với tiền lương 4,5 triệu/tháng (không tính tiền làm thêm). Riêng vào thời vụ thì thu hút từ 50-60 lao động. HTX đã khẳng định được tính hiệu quả trên mọi phương diện, vì vậy mong tỉnh và huyện quan tâm tạo điều kiện về cơ chế chính sách để HTX có thể tập trung đầu tư dài hơi hơn, bền vững hơn.

Theo Biện Nhung/camxuyen.hatinh.gov.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập300
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại183,053
  • Tổng lượt truy cập90,246,446
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây