Học tập đạo đức HCM

Cam chanh Thượng Lộc mong sớm có thương hiệu

Thứ năm - 29/11/2012 19:16
Lâu nay, người tiêu dùng còn ít biết đến sản phẩm cam chanh trên vùng đất Thượng Lộc (Can Lộc). Dù chưa được ghi danh chính thức, nhưng nhiều năm qua, trên thương trường trong và ngoài tỉnh, từ những sạp hàng nhỏ đến những đầu mối kinh doanh hoa quả quy mô lớn, cam chanh Thượng Lộc đã tồn tại và khẳng định được vị trí của mình bởi hương vị đậm đà không thua kém các “ông lớn” như: cam bù Hương Sơn, cam Khe Mây, cam Cẩm Yên...

 

Đến xã Thượng Lộc, theo tuyến đường Thượng Xuân (từ xã Thượng Lộc đi xã Xuân Lộc) lên các thôn vùng cao phía tây của xã, chúng ta sẽ bắt gặp ngút ngàn những khu vườn đồi trù phú. Trong sự đa dạng của các giống cây ăn quả và cây rừng ở đây, cây cam chanh được coi là điểm nhấn tạo nên nguồn thu nhập đáng kể cho người dân và là mũi đột phá trong cơ cấu giá trị sản xuất của xã.

Cam chanh Thượng Lộc mong sớm có thương hiệu

Một vườn cam ở thôn An Hùng, xã Thượng Lộc đang chờ thu hoạch phục vụ Tết nguyên đán Quý Tỵ sắp tới

Sau hơn 15 năm có mặt và phát triển trên vùng đất Thượng Lộc, cây cam chanh đã khẳng định được vị trí của mình bởi sự thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng; bởi hương vị đậm đà không thua kém các sản phẩm cam nổi tiếng trong tỉnh như: Cam bù Hương Sơn, cam Khe Mây, cam chanh Cẩm Yên...

Điều đặc biệt là không như nhiều nơi khác, cây cam chanh đến với vùng đất Thượng Lộc không phải bắt đầu bằng sự tự phát, ngẫu nhiên. Năm 1996, với trăn trở khi nguồn tư liệu đất đai dồi dào rộng lớn mà cuộc sống người dân vẫn nhiều khó khăn, Thượng Lộc đã tìm tòi và đề ra nhiều chủ trương, biện pháp nhằm đánh thức nguồn

Với sự cẩn trọng trong việc xác định và lựa chọn chủng loại cây trồng phù hợp và hiệu quả, xã đã mời cán bộ khoa học Trường Đại học Nông nghiệp về tổ chức khoan thăm dò địa chất ở các vùng đất có thể trồng cây ăn quả. Kết quả là hầu hết diện tích đất của Thượng Lộc đều có lớp sỏi dẹt dày và chứa hàm lượng vôi hóa lớn có tác dụng kéo dài tuổi thọ và tạo vị ngọt đậm cho cam và một số cây ăn quả có múi khác. Từ đây, cây cam chanh bắt đầu có mặt rộng rãi trên đất Thượng Lộc với vai trò là cây trồng hàng hóa.

Với sự định hướng và hỗ trợ tích cực của huyện, dự án đầu tư xây dựng mô hình phát triển cây cam ngọt trên đất Thượng Lộc do tổ chức ActionAid Việt Nam (tổ chức phát triển phi lợi nhuận quốc tế hoạt động vì mục tiêu xóa bỏ đói nghèo trên phạm vi toàn cầu) đầu tư, đã tạo cú huých quan trọng đưa phong trào trồng cây cam chanh trên vườn rừng phát triển mạnh cả chiều rộng lẫn chiều sâu.

Thôn An Hùng, trước đây là thôn Đập Hầu được hình thành từ đội sản xuất số 4 của Công ty Cao su Hà Tĩnh với các hộ dân các thôn dưới của xã lên đây lập làng kinh tế mới chính là nơi đánh dấu sự ra đời của cây cam chanh đặc sản ngày nay.

Với nguồn đất rừng dồi dào, phong phú và đầu óc nhạy bén trong phát triển kinh tế gia đình, các hộ dân ở đây, bên cạnh phát triển diện tích cây cao su, đã tận dụng cơ hội là những chính sách rộng mở của huyện và xã để cắm những gốc cam đầu tiên lên những khu vườn rừng bao năm bị bỏ quên, um tùm những cây bụi.

Cùng với thôn An Hùng, phong trào trồng cam và các loại cây ăn quả đã lan tỏa mạnh mẽ và rộng khắp trên địa bàn xã. Các thôn như: Nam Phong, Vĩnh Xá, Thanh Mỹ, Sơn Bình cũng nhanh chóng bắt nhịp với khí thế chung của xã, biến hàng trăm ha vườn rừng tạp thành những khu vườn kiểu mẫu.

Chỉ sau mấy năm triển khai chủ trương và tiến hành khai phá, cải tạo, toàn xã Thượng Lộc đã có gần 400 ha vườn rừng trồng cam chanh và các loại cây ăn quả khác như: bưởi giống Phúc Trạch, hồng vuông...

Từ lợi ích kinh tế trông thấy, những năm qua, diện tích cây cam chanh và một số cây ăn qua khác ở Thượng Lộc không ngừng được tăng cao. Đến nay, toàn xã có 345 mô hình trồng cây ăn quả quy mô từ 0,5 - 2 ha, với giá trị thu nhập từ 30 - 350 triệu đồng/năm.

Tại vườn cam của anh Phan Văn Sơn ở xóm An Hùng, chúng tôi gặp anh Nguyễn Văn Thắng, một thương lái đang thu hái cam về nhập cho các đầu mối ở Thành phố Hà Tĩnh. Với bề dày hàng chục năm lăn lộn với nghề buôn cam, hầu như không có vùng trồng cam nào mà trên địa bàn Hà Tĩnh mà anh chưa đặt chân đến.

Anh Thắng cho biết, trong số các vùng cam đặc sản, cam chanh Thượng Lộc mặc dù ít được biết đến nhưng lại thuộc tốp đầu, thậm chí còn có hương vị riêng. Mỗi chuyến xe lên đây, anh thu hái trên 1 tấn cam về xuôi. Từ đầu vụ đến nay, anh đã bỏ ra số vốn 500 triệu đồng để thu mua đặc sản cam chanh Thượng Lộc.

Cam chanh Thượng Lộc mong sớm có thương hiệu

Thương lái ở Thành phố Hà Tĩnh thu mua cam Thượng Lộc ngay tại vườn

Tính đến nay, cây cam chanh đã có “thâm niên” hơn 15 năm bám trụ và phát triển trên đất Thượng Lộc. Tuy nhiên, điều đáng trăn trở hiện nay đối với sự phát triển loại cây trồng có triển vọng này của địa phương, đó là vấn đề thương hiệu cho sản phẩm.

Ông Trần Thế Đường - Bí thư Đảng ủy xã Thượng Lộc bày tỏ: “Một khi chưa xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm thì người trồng cam của Thượng Lộc vẫn sẽ còn nhiều thiệt thòi. Với số lượng nhiều, chất lượng tốt nên cam Thượng Lộc đã có mặt khắp các thị trường trên địa bàn tỉnh với tên gọi của các loại cam đặc sản khác!”.

Ông Đường cũng cho biết là, trong thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM hiện nay, cùng với cơ cấu cây cam chanh vào danh sách những cây chủ lực, thì xã cũng đang tích cực xúc tiến để sớm có được thương hiệu cho cây cam, nhằm nâng cao uy tín sản phẩm trên thương trường; để không còn tình trạng quả cam Thượng Lộc phải âm thầm gắn mác của các “bậc đàn anh” khi tiếp cận với thị trường.

Tiến Thành
Đài PT-TH Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập373
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại768,234
  • Tổng lượt truy cập93,145,898
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây