Học tập đạo đức HCM

Xã Khánh Lộc điển hình về cơ giới hóa nông nghiệp

Thứ ba - 22/01/2013 21:52
Khánh Lộc là một xã nằm vùng giữa của huyện Can Lộc, địa bàn sâu trũng, thuần nông, đất hẹp chỉ có 330 ha diện tích trồng lúa/643ha diện tích tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, không có tiềm năng lợi thế cho việc phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập của người dân còn thấp chủ yếu là dựa vào sản nông nghiệp độc canh. Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 800/QĐ-TTg giai đoạn 2010 – 2020, với mục tiêu phấn đấu xây dựng xã Khánh Lộc trở thành xã nông thôn mới về đích trước năm 2015, xã đã chủ động sớm triển khai việc thực hiện các Đề án xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân.
 
HTX nấm rơm Thuận Thăng

HTX nấm rơm Thuận Thăng

Địa phương được chọn là 1 trong 6 xã điểm của huyện với mục tiêu phấn đấu hoàn thành cơ bản 19 tiêu chí xây dựng NTM vào năm 2014 (về trước 1 năm). Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề nhưng rất vinh dự của Đảng bộ và nhân dân xã Khánh Lộc. Từ 8 tiêu chí ban đầu, qua 2 năm quyết liệt triển khai thực hiện, đến nay xã đã hoàn thành 13 tiêu chí. Kinh tế xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực, tạo bước đột phá mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lao động, nhiều mô hình sản xuất tổng hợp được khẳng định, áp dụng có hiệu quả tiến bộ KHKT vào sản xuất.
Từ thực tiễn trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới ở Khánh Lộc, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:
Thứ nhất: Các mô hình phát triển sản xuất gắn với chế biến nông sản, triển khai cơ giới hoá trong nông nghiệp có tính liên kết bền vững cao từ sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm và tận dụng phụ phẩm tái sản xuất theo 1 chu trình khép kín.
 
Từ xây dựng quy hoạch vùng sản xuất, bố trí sản xuất hợp lí, quy hoạch đất cho HTX chăn nuôi, phát triển vùng sản xuất lúa nếp nguyên liệu cho chế biến rượu, sản xuất lúa giống nhân dân, lúa năng suất, chất lượng cao, ... đã tạo ra sản phẩm lúa, gạo, nếp gắn với hoạt động sản xuất của HTX rượu nếp Khánh Lộc - Mô hình do Hội Phụ nữ xã đảm nhận đã làm tốt từ khâu sản xuất tạo sản phẩm đầu vào chất lượng cao cho HTX rượu nếp, chế biến gạo nếp thành sản phẩm rượu có giá trị kinh tế cao, hèm rượu tận dụng cho chăn nuôi lợn, tạo ra việc làm ổn định thường xuyên cho 25 - 30 chị em phụ nữ, với thu nhập đạt mức từ 2,5 - 3 triệu đồng/người/tháng, khuyến khích sản xuất.

Tại địa bàn xã mặc dù không có lợi thế lớn về đất đai nhưng người dân đã sớm hình thành tư duy sản xuất hàng hoá lớn, qua đó hoàn thành tốt công tác chuyển đổi, tích tụ ruộng đất tạo nên các vùng sản xuất chăn nuôi tập trung để giải quyết tốt 4 vấn đề: Môi trường, việc làm, tận dụng sản phẩm phụ và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn. Quá trình từ sản xuất - chế biến - tiêu thụ đã có sự tương tác thúc đẩy cùng nhau phát triển, đến nay đã tạo dựng thương hiệu rượu nếp Khánh Lộc có thị trường rộng khắp cả nước từ Bắc vào Nam.

Đối với rơm rạ, sau khi được phơi khô, một phần được dùng làm thức ăn cho trâu, bò, phần lớn còn lại được các xã viên HTX nấm Thượng Thăng thu gom làm nấm rơm, nấm sò, nấm mỡ, ..... Đến nay đã tạo việc làm ổn định cho 25 - 30 hộ xã viên tham gia, với thu nhập đạt mức 2,5 triệu đồng/người/tháng. Phần bã, mùn rơm sau khi làm nấm tiếp tục được tận dụng làm phân hữu cơ để bón ruộng, có tác dụng cải tạo ruộng đất và tạo ra một chu trình sản xuất “xanh”, giúp người dân bỏ được thói quen đốt rơm rạ, vừa tránh lãnh phí, vừa góp phần quan trọng bảo vệ môi trường nông thôn.

Ngoài ra, nhiều hộ dân làm mô hình cá - lúa - vịt đã tạo ra 1 lượng trứng vịt, gà rất lớn, đòi hỏi người dân phải chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Do vậy, một số hộ dân đã biết xây dựng các lò ấp để nhập trứng vịt, gà lộn cho các nhà hàng trong và ngoài xã, đến nay tại xã đã có 01 nhà hàng vịt chiếp Khánh Lộc có thương hiệu, tiêu thụ một lượng lớn trứng gà, vịt cho bà con trong xã, tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng chục hộ dân, qua đó nâng cao hiệu quả rõ rệt cho các sản phẩm từ chăn nuôi gia cầm.

Như vậy, có thể khẳng định vai trò to lớn của khâu chế biến sản phẩm trong sản xuất đã nâng cao giá trị kinh tế, hiệu quả sản xuất trên 1 đơn vị diện tích canh tác, từ đó có thêm việc làm, thu nhập cho người dân và tạo sinh kế bền vững trong nông thôn.
 

Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp

Thứ hai, tích cực, chủ động cơ giới hóa trong trong sản xuất nông nghiệp. Là xã sớm chủ động triển khai mô hình đưa cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp. Đến nay, gần như tất cả các khâu trong sản xuất đã được cơ giới hoá.
 
Về cơ giới hóa trong khâu làm đất, gieo sạ: Xác định đây là khâu quan trọng quyết định bước đầu đến hiệu quả sản xuất. Bởi nếu thực hiện tốt sẽ bảo vệ kết cấu đất, làm tăng độ tơi xốp, tăng khả năng giữ nước và dinh dưỡng, cày ải làm thoáng khí giúp các vi sinh vật trong đất hoạt động được tốt hơn, thuận tiện cho việc chăm sóc, bón phân và cắt đứt nguồn thức ăn của một số sinh vật hại cũng như hạn chế sự lây lan và phát triển qua vụ sau. Qua đó nâng cao hiệu quả rõ rệt cho sản xuất và tăng năng suất.

Với sự tham mưu của các ngành chức năng, xã đã chủ trì, phối hợp triển khai thực hiện tốt việc hỗ trợ lãi suất mua máy làm đất cho các hộ nông dân. Đến nay, toàn xã có 220 máy các loại phục vụ trong sản xuất nông nghiệp, trong đó có: 65 máy cày lồng đất, đảm bảo cơ giới hóa 100% khâu làm đất, 78 máy cắt cỏ, 18 máy gieo sạ, 5 máy gặt đập liên hợp, 54 máy tuốt, 16 xe hoa mai julong phục vụ làm đất và thu hoạch kịp thời vụ. 

Máy cày làm đất 
Về cơ giới hóa khâu thu hoạch: Là một trong những đơn vị đầu tiên trong tỉnh đưa máy gặt đập liên hoàn vào sản xuất, cơ giới trong khâu thu hoạch đạt 75 - 85% diện tích canh tác. Qua đó, giúp người dân đẩy nhanh tiến độ thu hoạch, vụ Hè Thu tránh được mưa bão giảm tổn thất sau thu hoạch dưới 3%, vụ Đông Xuân, vụ Xuân thu hoạch nhanh gọn thuận lợi, đảm bảo 100% diện tích đất canh tác chủ động việc làm đất, cày ải cho sản xuất Hè thu kịp Lịch thời vụ.

- Năm 2010 xã đã đầu tư mua 2 máy gặt đập liên hợp trị giá 460 triệu, trong đó huyện hỗ trợ 60 triệu, xã hỗ trợ 260 triệu và chủ hộ mua máy đầu tư 140 triệu đồng. Năm 2011 tiếp tục đầu tư mua 3 máy loại nhỏ trị giá 450 triệu đồng, huyện hỗ trợ 60 triệu, xã hỗ trợ 180 triệu đồng và chủ hộ mua máy đầu tư 140 triệu đồng. Đến nay, toàn xã có 5 máy gặt đập liên hợp, loại công suất từ 22 đến 50 CV (Mã lực). Trong đó: 3 máy 22 CV và 2 máy 50 CV, là đơn vị đầu tiên trong tỉnh đưa máy gặt đập liên hợp vào sản xuất.

Máy gặt đập liên hợp
Về cơ giới hóa khâu vận chuyển sau thu hoạch: Để thực hiện tốt khâu vận chuyển sau thu hoạch và giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch tới mức thấp nhất. UBND xã, BCĐ, BQL xây dựng nông thôn mới xã đã tập trung chỉ đạo, đầu tư mở rộng nâng cấp các trục đường chính giao thông nội đồng, cơ bản đến nay các trục đường chính giao thông nội đồng xe Hoa mai 2,5 tấn đi lại thuận lợi, vận chuyển nông sản dễ dàng. Đến nay, toàn xã có 16 xe Hoa mai, Jiulong các loại và có 16 hộ dùng máy cày kéo thêm móc để vận chuyển, nên khâu vận chuyển lúa sau thu hoạch cơ bản được cơ giới đạt 95 - 100%, thay thế hoàn toàn việc sử dụng sức người như trước đây.
 
Về cơ giới hóa khâu bảo quản, chế biến: Toàn xã đến nay có 54 máy tuốt lúa, bình quân 1 máy/6,2 ha, giúp người dân gặt xong chủ động tuốt lúa nhanh, thuận lợi cho khâu bảo quản. Ngoài ra, còn có 28 máy xay xát, giúp người dân thuận lợi trong khâu bảo quản, chế biến.
 
Từ chủ trương đúng đắn trong việc đưa cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp đã được Đảng uỷ, Chính quyền xã khẳng định và tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân. Trong thời gian tới, để thực hiện nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp đạt kết quả toàn diện và vững chắc hơn. UBND xã, BQL xây dựng nông thôn mới xã tiếp tục vận động nhân dân chuyển đổi, tích tụ, cải tạo ruộng đất đầu tư nâng cấp các trục đượng chính giao thông nội đồng để thuận lợi cho đầu tư bằng cơ giới hoá toàn diện trên tất cả các khâu (Gieo cấy, làm đất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển, ....), xây dựng các mô hình cánh đồng mẫu lớn trên 100 ha, đưa các giống mới vào tăng năng suất, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ,.... giúp các khâu cơ giới hoá ngày càng thuận lợi. Đồng thời tiếp tục triển khai quy hoạch chi tiết vùng sản xuất, đầu tư nâng cấp, cứng hoá các đường trục chính nội đồng, kênh mương tưới, tiêu, trạm bơm đạt chuẩn, để nâng cao năng suất, hiệu quả lao động, giá trị kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp, tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn và đảm bảo cho cuộc sống người dân ngày càng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần đáp ứng mục tiêu Chương trình xây dựng nông thôn mới mà Đảng, Nhà nước đã đề ra.
                                          Nguyễn Xuân Tuấn - Chuyên viên VPĐP
Theo  canloc.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập330
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm324
  • Hôm nay34,172
  • Tháng hiện tại212,739
  • Tổng lượt truy cập90,276,132
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây