Học tập đạo đức HCM

ĐỨC THỌ ĐIỂM ĐẾN CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ

Thứ năm - 18/02/2016 03:24
à huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh. Trải qua nhiều lần phân hợp, huyện Đức Thọ hiện có 27 xã và 1 Thị trấn. Với diện tích tự nhiên 20.240 ha, dân số trên 106.000 người. Vùng đất Đức Thọ được hưởng nguồn nước, nguồn phù sa của các dòng sông lớn là sông La, sông Ngàn sâu và sông Lam.

 Đức Thọ có đường sắt Bắc - Nam đi qua 9 xã, thị trấn với chiều dài 15km, có  2 ga, trong đó ga Yên trung là ga chính của tỉnh Hà Tĩnh. Có đường sông nối từ Trung tâm thị trấn đi cảng Bến Thủy.  Đặc biệt có tuyến quốc lộ 8A từ trung tâm Đức thọ đi cửa khẩu Cầu treo chỉ trên 80km, quốc lộ 15 A đi Nam đàn quê Bác chừng 25km.  Có trên 800km đường giao thông nông thôn được bê tông hóa theo chuẩn NTM. Đức Thọ hiện có 14 chợ, 7 tụ điểm giao lưu kinh tế ở từng vùng khác nhau. Hệ thống mạng lưới giao thông trên địa bàn đồng bộ, phù hợp với qui hoạch tổng thể của tỉnh và các vùng trong khu vực. Đây chính là cầu nối vận chuyển, trao đổi hàng hóa giữa các vùng miền.

       Với điều kiện tự nhiện, vị trí đia lý, đất đai thổ nhưỡng đã tạo cho Đức Thọ có nguồn lực kinh tế phong phú về tiềm năng và lợi thế, để từ đó có thể khai thác, phát triển nền kinh tế trên nhiều phương diện.   Đức Thọ có quĩ đất phong phú với 11.000 ha đất nông nghiệp, 3000 ha đất lâm nghiệp, 884 ha đất nuôi trồng thủy sản,  5000, còn lại là các loại đất khác.   Đức Thọ được chia thành 3 vùng rõ rệt đó là vùng  bán sơn địa hay còn gọi là vùng Thượng Đức; vùng đất phù sa ngoài đê và vùng đất thuần thục chuyên trồng lúa trong đê.   Mỗi vùng đều có thế mạnh riêng trong phát triển nông nghiệp, chăn nuôi, thương mại dịch vụ và du lịch.


        Thị trấn Đức Thọ hôm nay 

      Đức Thọ còn biết đến là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử, văn hóa. Thời kỳ nào cũng sản sinh ra nhiều người tài giỏi, khí phách, đức độ, tiêu biểu như: Nguyễn Biểu, Lê ninh, Lê Văn Huân, Phan Đình Phùng, Trần Phú.  Những sỹ phu và nhà khoa học nổi tiếng như: Lê Bôi, Bùi Dương Lịch, Lê Văn Thiêm, Hoàng Xuân Hãn, Hoàng Ngọc Phách.... có những làng nổi tiếng về người đậu đạt cao như làng Đông Thái, Trung Lễ, Yên Hồ, Bùi xá .....

       Người dân Đức thọ vốn giàu lòng yêu nước, hiếu học, sáng tạo và cần cù trong lao động sản xuất. Với lực lượng lao động dồi dào khoảng 57.000 người trong độ tuổi lao động, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 48%. Các yếu tố về thiên thời, địa lợi, nhân hòa, chính là những điều kiện cần và đủ góp phần thúc đẩy mọi mặt kinh tế- xã hội - QPAN ở Đức Thọ không ngừng phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 13,6%. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng CN - TTCN – XD với 34,7 %,  Thương mại dịch vụ 41, 6 %. Thu nhập  bình quân đầu người năm 2015 đạt 28,2 triệu đồng. Hộ nghèo chỉ còn 4,45%. Tổng nguồn vốn đầu tư trên địa bàn 5 năm qua đạt 1.840 tỷ đồng.

         Là huyện Nông nghiệp, vựa lúa của tỉnh lại có hệ thống thủy lợi phát triển sớm, luôn chủ động được nguồn nước tưới. Có hệ thống trạm bơm thủy nông Linh cảm, cùng hàng trăm km kênh mương nâng cấp và làm mới, đáp ứng yêu cầu phục vụ tưới và tiêu úng cho 6.400ha đất trồng lúa, đưa năng suất lúa bình quân lên mức 5- 6 tấn/ha/vụ . Cùng với sự sáng tạo, nhanh nhạy của người nông dân và phương thức cầm tay chỉ việc của các cấp, các ngành, nhiều cánh đồng lớn, nhiều mô hình sản xuất lúa cao sản được triển khai áp dụng, góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ cấu mùa vụ, nâng cao thu nhập cho nhân dân, tạo động lực xây dựng NTM. Toàn huyện hiện có gần 3000 máy móc các loại, phục vụ sản xuất, góp phần tạo ra sản phẩm hàng hoá có chất lượng, giá trị kinh tế cao, thúc đẩy nông nghiệp không ngừng phát triển. Tổng sản lượng lúa hàng năm đạt trên 56.000 tấn.

       Bên cạnh đó huyện Đức Thọ đã phát huy tiềm năng, lợi thế về đất rừng, đất đồi đã tích cực chỉ đạo các địa phương nhân rộng mô hình kinh tế đồi rừng, đưa giống cây, con phù hợp vào sản xuất, thâm canh như cam,chanh, thanh long ruột đỏ, chanh leo, hồng , góp phần tăng giá trị trên cùng đơn vị diện tích, cải thiện đời sống cho người dân. Điển hình như ở xã Đức Lạng hiện có trên 500 hộ trồng cam, chanh  với diện tích trên 300 ha. nhiều nhà có từ 500- 600 gốc cam, chanh.Theo thống kê, sản lượng hàng năm đạt 500-600 tấn


       Chăn nuôi từng bước trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. tổng đàn bò đạt 23.800 con, trong đó bò lai zebu chiếm trên 75%, tổng đàn gà 518 nghìn con, đàn hươu 700 con. Toàn huyện đến nay đã có 896 mô hình phát triển sản xuất, trong đó có 124 mô hình doanh thu trên 1 tỷ đồng, 148 mô hình doanh thu từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng. Điển hình như mô hình anh Nguyễn Thái Huy xã Đức Lạng đã đầu tư  trên 5 tỷ đồng mở rộng hệ thống chuồng trại, tổng đàn lợn nái hiện có 400 con, mỗi tháng trang trại của anh cung cấp 450 lợn giống cho bà con nông dân. Đặc biệt năm 2015, trang trại của anh Nguyễn Thái Huy đã thực hiện có hiệu quả việc liên kết, cung cấp lợn giống, và bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân trên địa bàn 10 xã. Trang trại gà Ông Nguyễn Doãn Huyến mỗi năm cung cấp cho thị trường hàng chục tấn gà thịt, doanh thu bình quân 7 đến 8 tỷ đồng/năm.


Trang trại chăn nuôi  sữa cao sản của Công ty TNHH Khánh Giang ở  Đức Dũng 

 

       hay như trang trại chăn nuôi bò sữa cao sản của Công ty TNHH Khánh Giang ở xã Đức Dũng có quy mô chăn nuôi 500 con bò sữa, tổng kinh phí đầu tư gần 50 tỷ đồng. Để có thức ăn cho bò sữa, công ty đã trồng 12 ha cỏ, và hợp đồng liên kết với các HTX trồng mới 10 ha ngô.

        Lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở Đức Thọ tiếp tục tăng trưởng nhanh, tạo nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy phát triển dịch vụ và chuyển dịch lao động ở khu vực nông  thôn.. Sản  xuất công nghiệp có bước chuyển dịch tích cực trong cơ cấu kinh tế cũng như cơ cấu sản xuất nội ngành; giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 18%-20 %.  Toàn huyện hiện có trên 172 doanh nghiệp, 104 HTX, 47 tổ hợp tác. Trong 5 năm qua đã tạo việc làm mới cho trên 7.800 lao động. Để phát huy toàn diện và hiệu quả hơn , Đức Thọ đã quy hoạch, mở rộng và có nhiều chính sách thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp.  Cụm công nghiệp Thái Yên có tổng diện tích 15,25 ha, với tổng mức đầu tư hơn 140 tỷ đồng. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã có sự đầu tư về máy móc, đổi mới mẫu mã nên lượng khách đến đặt hàng  ngày càng tăng, sản phẩm mộc cao cấp Thái Yên đã đến với nhiều vùng miền trong cả nước.


Sản phẩm đồ mộc của Thái Yên đã có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước 

 

       Cụm công nghiệp Trường Sơn đang trên đà phát triển với giá trị sản xuất năm 2015 đạt gần 40 tỷ đồng, tạo việc làm cho gần 80 lao đồng. Cụm công nghiệp Yên Trung với qui mô 69 ha, hiện nay đã có 5 doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh với tổng vốn gần 25 tỷ đồng. Nhiều sản phẩm hàng hóa của Đức Thọ đã có chỗ đứng trên thị trường trong, ngoài tỉnh. Năm 2015, tổng mức lưu chuyển hàng hóa, doanh thu dịch vụ và thu nhập khác đạt 1.250 tỷ đồng, Các ngành nghề truyền thống cũng phát triển không ngừng Nổi bật ở xã Trường Sơn có nghề làm hến, được duy trì quanh năm. Làng bến hến nằm ngay bên Sông La, có lịch sử hơn 300 năm. Hến chủ yếu được khai thác xung quang khu vực sông La, đoạn chảy qua huyện Đức Thọ. Từ bao đời nay, người  dân sinh sống bằng nghề cào hến, nấu hến đem bán. Hiện tại có gần 200 hộ gắn bó với nghề. Hay vùng Trung tâm Thị trấn, Tùng ảnh và Đức Yên, nổi tiếng với Bánh gai Đức yên và Bún, bánh Thị trấn Đức Thọ. Có câu ca:

Ai về Tùng ảnh quê tôi

Dâng hương Tràn Phú, nhớ mùi bánh gai

 

         Đức thọ còn được biết đến là nơi có tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng, có nhiều phong cảnh đẹp đã đi vào thơ ca.  Hiện trên địa bàn huyện có 94 di tích, trong đó có 14 di tích được xếp hạng, tiêu biểu như di tích văn hoá Nguyễn Biểu, lăng mộ Phan Đình Phùng, nhóm di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật gồm các đình, chùa, đền, miếu, tiêu biểu là chùa Am..  Chùa Am toạ lạc giữa lưng chừng Am sơn thuộc xã Đức Hoà, cách thành phố Vinh về phía Tây Nam khoảng chừng 50km.
          Chùa có tên chữ là Diên Quang tự, một danh lam giữa phong cảnh thiên nhiên kỳ tú, lưng dựa vào núi Am, lấy Trà sơn làm tiền án, sông Ngàn Sâu làm minh đường. Chùa do hoàng hậu Bạch Ngọc, đời vua Trần Duệ Tông (1373-1377) sáng lập. Chùa Am, nơi tu hành của ba vị nữ chúa, là hoàng hậu Bạch Ngọc, công chúa Huy Chân  và Trang Từ công chúa. Mặc dù Chùa Am hiện hữu gần 600 năm, nhưng vẫn  còn giữ được kiểu kiến trúc xưa theo lối chữ “Công” với sườn bằng gỗ, tường xây, mái ngói lợp âm dương – kiểu kiến trúc đặc thù của vùng Thanh-Nghệ vào cuối thế kỷ XIV.

      Nhóm di tích cách mạng tiêu biểu như khu mộ và nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Trần Phú, các nhóm di tích kết hợp với môi trường sinh thái thiên nhiên hiện có của huyện sẽ tạo thành một tour du lịch tâm linh - sinh thái từ Thị trấn Đức Thọ đến chùa Am, Phượng Thành - khu mộ Phan Đình Phùng, khu lưu niệm và khu mộ Trần Phú trở về bến Tam Soa, rồi xuôi dọc sông La du thuyền, nghe hát dân ca, ví, dặm. Tour du lịch tâm linh sinh thái này hiện đang được khảo sát, quy hoạch, để lập dự án khả thi. Tiềm năng du lịch tự nhiên kết hợp với du lịch nhân văn sẽ tạo ra một nguồn lực đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội của Đức Thọ trong những năm tới, trong mối quan hệ liên doanh, liên kết với các trung tâm du lịch lớn của vùng và của tỉnh.


    Đập Phượng Thành 

       Để phát huy tiềm năng lợi thế và thu hút đầu tư vào địa bàn, thời gian qua huyện Đức thọ đã ban hành các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cải cách hành chính, đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị. Thời gian tới, Đức thọ tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách của Trung ương, của tỉnh, tiếp tục ban hành một số chính sách, khuyến khích xúc tiến đầu tư . đặc biệt, huyện sẽ tạo điều kiện thuận lợi về giải phóng mặt bằng, thu hồi đất và tiêu thụ sản phẩm. đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp; đảm bảo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi và đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.  trong đó ưu tiên thu hút các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trên từng vùng kinh tế, đó là vùng sản xuất rau sạch, thức ăn chăn nuôi gia súc, vùng sản xuất lúa giống, nhà máy chế biến sản phẩm nông nghiệp; dự án chăn nuôi bò thịt, bò giống chất lượng cao ở các xã Đức an, Đức Dũng, Tân hương và Đức Lạng; ở Lĩnh vực CN-TTCN là các dự án đầu tư, mở rộng sản xuất tại cụm CN-TTCN yên trung, Thái yên và xã trường Sơn ; nhà máy chế biển sản phẩm gỗ xuất khẩu tại xã tùng ảnh và Đức thịnh; nhà máy sản xuất gạch không nung tại cụm CN yên Trung ; Về lĩnh vực thương mại dịch vụ du lịch là các dự án đầu tư  trung tâm thương mại, siêu thi, khu giải trí, khách sạn tại khu vực Thị trấn; du lịch sinh thái tâm linh chùa am- khu mô cố tổng bí thư Trần Phú- Bến tam Soa - sông La;  Lĩnh vực giao thông, vận tải và hạ tầng là các dự án đầu tư vào trung tâm dịch vụ vận chuyển, lưu kho hàng hóa, đặt điểm dịch vụ logistics; nâng cấp bến bãi, kho vận tại ga Yên trung ; cầu đường bộ qua Sông la nối Đức thọ đi thành phố vinh nghệ an; hệ thống các nhà máy nước ở các xã .

 

Ai về Đức thọ thì về

Nước trong, gạo trắng, dễ bề làm ăn

      Câu ca không chỉ phản ánh đơn thuần về đời sống, văn hóa mà được chắt lọc từ các yếu tố thuận lợi về ruộng đồng, sông nước của Đức thọ vùng quê cách mạng, một miền đất hứa hẹn nhiều tiềm năng, cơ hội phát triển và là một môi trường thực sự an toàn, tin cậy cho các nhà đầu tư khi đến với quê hương Đức Thọ./.

 

Theo Thanh Thủy/ducthohatinh.gov.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập869
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại762,696
  • Tổng lượt truy cập93,140,360
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây